Tinh hoa Triết học phương Đông

Khóa học do Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-USSH) và Viện Phát triển Giáo dục Khai phóng Libero phối hợp tổ chức

Chuyên gia hàng đầu về Triết học phương Đông tại Việt Nam

Nội dung học tổng quát và đa chiều

Chứng nhận tham gia sau khóa học

Tổng quan

Tinh hoa Triết học phương Đông là khóa học do khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-USSH) và Viện Phát triển Giáo dục Khai phóng Libero phối hợp tổ chức. Đây là một cơ hội để người học tìm hiểu tổng quan về Triết học phương Đông, từ ảnh hưởng của Triết học phương Đông trong đời sống, kinh tế, con người; những tinh hoa triết học từ Đạo Lão – Trang, Nho giáo, Mặc gia, Pháp gia, Phật giáo.

Thông qua gặp gỡ và trao đổi, người học sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản về Triết học phương Đông, một góc nhìn đa chiều hơn và năng lực tư duy phản biện, từ đó ứng dụng khéo léo vào việc quản trị bản thân; quản trị doanh nghiệp; quản trị nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của xã hội hiện nay.

Đối tượng của khóa học

Chương trình “Tinh hoa Triết học phương Đông” phù hợp với:

  • Lãnh đạo doanh nghiệp, nhà quản lý

  • Chuyên viên nhân sự, đào tạo và phát triển tổ chức

  • Những người yêu thích Triết học phương Đông

  • Cá nhân đang tìm kiếm chiều sâu để ứng dụng trong phát triển bản thân, tổ chức

Trải nghiệm học tập

Không gian học tranh luận cởi mở – đa chiều

Gợi ý đọc sách, tự nghiên cứu từ dẫn dắt của các chuyên gia

Kết nối cộng đồng khai phóng Libero: Học viên sẽ trở thành một phần của cộng đồng học thuật năng động, nơi chia sẻ và trao đổi những ý tưởng lớn

Chương trình học

Chuyên đề 1. Triết học Phương Đông về con người và cuộc sống

Chuyên đề mang đến cái nhìn đa chiều về ba trường phái triết học lớn: Nho giáo, Đạo gia và Phật giáo – những nền tảng trí tuệ định hình tư tưởng phương Đông trong hàng nghìn năm qua. Bạn sẽ không chỉ hiểu về quan niệm con người và cuộc sống trong mỗi trường phái mà còn khám phá cách ứng dụng trí tuệ cổ xưa vào đời sống hiện đại: từ phát triển bản thân, cân bằng công việc – cuộc sống đến xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp. Đặc biệt phù hợp cho những ai tìm kiếm định hướng cuộc sống, giải pháp cho căng thẳng hiện đại và con đường phát triển tâm linh giữa thế giới hối hả ngày nay.

Chuyên đề 2. Tôn giáo và Kinh tế

Nói tới tác động qua lại giữa tôn giáo và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, ta thường đề cập tới những mối quan hệ giữa tôn giáo với văn hóa, đạo đức, pháp quyền, những lĩnh vực của đời sống tinh thần. Không ít người lầm tưởng, giữa tôn giáo và kinh tế ít có quan hệ, thậm chí xa lạ, và đây là chủ đề chính bàn luận ở đây, qua phân tích tác động, vai trò của một số tôn giáo cụ thể như Khổng giáo, Phật giáo (với sự tham chiếu của Kitô giáo và Islam) đối với kinh tế, thể hiện trên hai phương diện: thứ nhất, xây dựng nhãn quan, tư duy kinh tế, điều vô cùng cần thiết đối với bất cứ một doanh nhân nào; thứ hai, mang lại những thành quả kinh tế trực tiếp hiện hữu, với những dẫn chứng ở một số quốc gia. Chuyên đề hứa hẹn mang lại thông tin bổ ích cho người học.

Chuyên đề 3. Tinh hoa Triết học Trung Quốc về quản trị nhân lực và giá trị ứng dụng hiện nay

Hình mẫu nhà lãnh đạo ưu tú là một chủ đề quan trọng trong Triết học cổ đại Trung Quốc, trong đó kết tinh tinh hoa trí tuệ bách gia. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, giá trị của triết học cổ đại Trung Quốc về nhà lãnh đạo ưu tú không những không phai nhạt, trái lại càng được kiểm chứng và có sức gợi mở to lớn đối với xây dựng nhà lãnh đạo thời hiện đại. Chuyên đề chọn lọc, giới thiệu những nội dung đặc sắc nhất trong tư tưởng triết học Nho gia, Đạo gia và Pháp gia về nhà lãnh đạo ưu tú với các phẩm chất và năng lực đặc biệt, xuất chúng. Người học có cơ hội hiểu sâu về hình mẫu Thánh nhân, Quân tử, với thuật tri nhân – dụng nhân của Nho gia; triết lý quản trị “vô vi nhi trị” và thuật quản trị nhân lực – “nhược dụng chi thuật” của Đạo gia; với thuyết “lợi kỷ”, “thất thuật” – bảy thuật quản trị nhân lực cùng với phương pháp tạo dựng quyền lực và sử dụng công cụ thể chế quan quản trị tổ chức của Pháp gia. Những nội dung trên được phân tích sâu với những ví dụ sinh động được đúc rút từ thực tiễn chính trị – quản lý truyền thống và liên hệ, gợi mở trong bối cảnh hiện nay. Kết thúc chuyên đề, người học không chỉ được trang bị tri thức, còn nắm được phương pháp và xác lập được thái độ trân trọng khai thác, phát huy tinh hoa trí tuệ cổ nhân trong giải quyết những vấn đề đương đại.

Chuyên đề 4. Đạo Lão – Trang: Vô vi và thuận theo tự nhiên

Chuyên đề tập trung phân tích nội dung những phạm trù cơ bản trong hệ thống triết học của Lão Tử, Trang Tử: Đạo, Đức, Vô vi, Tề vật, Tự do, Dưỡng sinh. Một số vấn đề đặt ra khi ứng dụng triết lý của Lão, Trang vào thực tế cuộc sống. Nội dung triết lý Thuận Tự nhiên của Đạo gia và ý nghĩa của nó đối với nhân sinh và quản lý trong xã hội hiện đại.

Chuyên đề 5. Nho giáo: Đạo đức & Nghệ thuật lãnh đạo

Chuyên đề góp phần làm rõ một số nội dung về Đạo đức Nho giáo trong truyền thống và Đạo đức Nho giáo còn giá trị đến ngay nay. Những mặt được, tích cực của Nho giáo truyền thống, góp phần hình thành nhân cách, phát triển nhân cách cá nhân, nhân cách lãnh đạo. Trong truyền thống, các đế vương, hoàng đế, vua chúa đã sử dụng Nho giáo, đạo đức nho giáo để có thể lãnh đạo xã hội như thế nào? Vai trò và truyền thống nêu gương, nhất là gương mẫu về Đạo đức còn giá trị Xã hội đối với Việt Nam ngày nay hay không. Nghiên cứu trường hợp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về gương mẫu Đạo đức như một minh chứng về sức sống của nêu gương Đạo đức trong nghệ thuật lãnh đạo và nhất là trong phòng và chống tham nhũng hiện nay? Sức hấp dẫn và sức mạnh của nghệ thuật lãnh đạo theo truyền thống nho giáo, tức truyền thống nêu gương ngày nay, và giá trị của nó đối với đời sống, công việc và nghệ thuật lãnh đạo hiện nay?

Chuyên đề 6. Mặc gia: Tư duy phản biện và lợi ích cộng đồng

Mặc gia trong hệ thống “Bách gia chư tử” Trung Hoa cổ đại. Mục này giới thiệu sự ra đời của Mặc gia, người sáng lập và vị thế của nó trong các trường phái triết học Trung Hoa cổ đại. 2. Nội dung tư tưởng chủ yếu của Mặc gia: – Thuyết kiêm ái; – tư tưởng ” tiết dụng”; “tiết tang”; “phí nhạc”; “phi công”; ” thượng đồng”; “thượng hiền; Thuyết “tam Pháp biểu”. Tư duy phản biện phần lớn xuất hiện trong các nội dụng tư tưởng của Mặc Địch và đó cũng chính là đóng góp của ông cho đời sống hiện thực của cộng đồng theo tình thần “Điều gì có lợi cho dân thì phải làm”. Và ý nghĩa hiện thời của tư duy phản biện Mặc gia đối với quản lý trong xã hội hiện đại.

Chuyên đề 7. Nhân trị, Pháp trị, quản trị: Đối thoại với các CEO thời cổ đại

“Nhân trị, Pháp trị, quản trị: Đối thoại với các CEO thời cổ đại” Làm cho người sợ hay làm cho người yêu? Quản trị cấp dưới và ứng phó cấp trên? Năng suất và tính cạnh tranh của các mô hình quản trị đến từ đâu? Thị trường, nguồn lực và nhân sự? CEO thời cổ đã làm gì trong cuộc đua giữa các dự án khởi nghiệp? Đây là cuộc đối thoại giữa quản trị hiện đại với tri thức và sự thông thái của cổ nhân.

Chuyên đề 8. Phật giáo: Chánh niệm – từ trí tuệ giác ngộ đến khả năng đồng hành cùng doanh nghiệp thời hiện đại

Chuyên đề này khảo sát vai trò của chánh niệm – một thực hành cốt lõi trong Phật giáo – như một nền tảng triết lý và ứng dụng trong bối cảnh doanh nghiệp hiện đại. Xuất phát từ tinh thần giác ngộ và hệ thống tư duy niệm–định–tuệ, chánh niệm được giới thiệu không chỉ như một công cụ kết nối với nội tâm mỗi cá nhân mà còn như một phương pháp chiến lược giúp doanh nghiệp thích ứng với biến động, quản trị bền vững và kiến tạo giá trị lâu dài. Trên cơ sở tiếp cận liên ngành, chuyên đề phân tích mối tương quan giữa chánh niệm và bốn trụ cột phát triển bền vững (kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường), đồng thời trình bày các mô hình doanh nghiệp tỉnh thức tại Nhật Bản, châu Âu và Việt Nam. Qua đó, khẳng định rằng chánh niệm không đối nghịch mà có thể bổ trợ cho các kỹ năng quản trị hiện đại, từ quản trị rủi ro đến lãnh đạo đổi mới. Việc xây dựng một doanh nghiệp tỉnh thức không chỉ góp phần nâng cao hiệu suất mà còn mở rộng biên giới đạo đức và nhân văn trong kinh doanh. Chuyên đề nhằm truyền cảm hứng cho nhà quản lý tích hợp nhận thức về chánh niệm giúp kiến tạo chiến lược dựa trên nền tảng tỉnh thức.

Chuyên gia giảng dạy và đồng hành

đến từ các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy uy tín tại Việt Nam

  • Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

  • Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

PGS.TS. Trần Thị Hạnh

Trưởng bộ môn Lịch sử Triết học, Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

GS.TS. Nguyễn Quang Hưng

Giảng viên cao cấp tại Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

PGS.TS. Nguyễn Tài Đông

Viện trưởng Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

GS.TS. Lại Quốc Khánh

Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

PGS.TS. Trần Nguyên Việt

Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

TS. Vũ Đức Liêm

Phó trưởng khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

TS. Trịnh Văn Định

Trưởng phòng NCKH, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

TS. Phạm Thị Chuyền

Giảng viên Khoa Nhân học – Tôn giáo học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

THÔNG TIN KHOÁ HỌC

  • Địa điểm học tập: Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN (336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội)

  • Thời gian: Học vào các thứ bảy hàng tuần

    • Buổi sáng: 09:00-12:00
    • Buổi chiều: 14:00 – 17:00
  • Thời lượng: Chương trình với 8 chuyên đề, dự kiến khai giảng vào 17/05/2025

  • Ngôn ngữ: tiếng Việt

  • Học phí: Liên hệ

  • Hotline: 039 327 2491

ĐĂNG KÝ HỌC

Dữ liệu cá nhân của bạn sẽ được sử dụng để xử lý cho các hoạt động liên quan tới khóa học và hỗ trợ trải nghiệm của bạn trên toàn bộ trang web này.