Mùa hè đọc sách

Đâu là giới hạn của trí tưởng tượng con người?

Giới thiệu

Junior GreatBooks – Mùa Hè Đọc Sách

Có bao giờ em tự hỏi:

– Thế giới có thật không, nếu thứ ta đang nhìn thấy chỉ là một phần của nó?

– Liệu rằng chỉ có trẻ con mới tin vào những điều kì ảo?

– Trí tưởng tượng của con người có thể đi xa đến đâu?

– Và người-bạn-AI-rất-giỏi-suy-luận có trí tưởng tượng như con người hay không?

Có lẽ cách “dễ dàng” nhất để có câu trả lời, chính là đi tìm về những “tưởng tượng” kinh điển của tổ tiên chúng mình, đọc – đặt câu hỏi – đối thoại và truy vấn. Chương trình Mùa hè đọc sách: Đâu là giới hạn của trí tưởng tượng con người nằm trong dự án Junior Greatbooks của Libero được thiết kế đặc biệt dành cho các bạn học sinh từ 11 đến 14 tuổi, yêu thích khám phá và sẵn sàng chinh phục những thế giới mới qua từng trang sách.

Trong 7 tuần, chúng ta sẽ cùng nhau du hành qua 5 tác phẩm kinh điển Đông – Tây, từ đỉnh Olympus nơi các vị thần Hy Lạp kiến tạo ra thế giới đến những câu chuyện cổ nước Việt chất chứa niềm tin, nỗi đau và trí tuệ cha ông; từ khu vườn kỳ lạ của xứ sở thần tiên nước Anh – nơi mọi logic bị lật ngược buộc ta hỏi lại: Lớn là gì? Bé ra sao? Đâu là thật? Có thật là vô lý? Cho đến vở kịch hài hước của Pháp nơi tưởng tượng tạo ra tiếng cười cất lên cùng những câu hỏi gai góc về cuộc sống thường nhật. Và rồi đến những truyện ngắn giả tưởng hiện đại nước Mỹ, nơi ta thử thách ranh giới giữa cái có thật, cái có thể và những điều đáng nghĩ.

Đây là một cuộc phiêu lưu nơi em sẽ học cách đọc sâu – hiểu kỹ, tự tin bày tỏ quan điểm và kết nối với những ý tưởng lớn đã làm lay động nhân loại qua nhiều thế hệ.

Cấu trúc chương trình được thiết kế kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp, cùng không gian và thời gian vừa đủ để ưu tiên tối đa cho việc thực-sự-đọc của em.

Không phải cốt đọc cho bằng hết mà đọc có tư duy.

Không phải đọc để trả lời đúng mà để nghĩ sâu và hỏi sắc hơn.

Không phải chỉ đọc mà còn để gặp được chính mình giữa những ý tưởng lớn đã đi cùng nhân loại hàng nhiều thế kỷ.

Đối tượng của chương trình

Chương trình “Mùa hè đọc sách” phù hợp với:

  • Học sinh 11 – 14 tuổi (Lớp 6, 7, 8 trong năm học 2025 – 2026)

Danh mục sách đọc trong chương trình:

1. Thần thoại Hy Lạp, Chuyện kể về các vị nam thần, nữ thần, anh hùng và ác quỷ, Donna Jo Napoli, NXB Kim Đồng

2. Lĩnh Nam chích quái, Trần Thế Phát, NXB Kim Đồng

3. Trưởng giả học làm sang, Molière, NXB Kim Đồng

4. Alice ở xứ sở thần tiên, Lewis Carroll, NXB Kim Đồng

5. Tuyển tập truyện ngắn hiện đại, tài liệu nội bộ

*Cha mẹ hãy cùng con đến nhà sách, lựa chọn và mua theo danh mục này, nếu cần, chương trình sẽ hỗ trợ và hướng dẫn cha mẹ.

Mục tiêu đầu ra

Mục tiêu lớn nhất của hành trình này là giúp các em tìm thấy niềm vui thực sự trong việc đọc, trang bị cho mình năng lực tự đọc, tự học bền bỉ – thứ năng lực thiết yếu giúp em đối diện với thách thức ở bất kì môn học nào trên trưởng lớp và xa hơn là trong bối cảnh đầy biến động của tương lai.

Phương pháp đọc:

Đọc và thảo luận theo phương pháp Shared Inquiry

– Học sinh tham gia đọc các tác phẩm đa dạng (tự sự, thơ ca, kịch, phi hư cấu) với nội dung phong phú, hỗ trợ nhiều góc nhìn và thảo luận sâu.

– Các buổi thảo luận được dẫn dắt bởi giáo viên hoặc người hướng dẫn được đào tạo, sử dụng các câu hỏi mở để khuyến khích học sinh đưa ra ý kiến, phân tích ý nghĩa văn bản, và bảo vệ quan điểm bằng dẫn chứng từ văn bản.

– Quy trình đọc có cấu trúc:

  • Hoạt động trước khi đọc: Tái hiện tri thức nền về bối cảnh, thể loại – hình thành thói quen tư duy chiến lược đọc với từng loại văn bản (chia theo thể loại/nhóm nội dung)
  • Đọc, đặt câu hỏi và ghi chú: Thông qua thao tác cùng đọc, học sinh thực hành lại các thao tác đọc nhỏ: đọc nhận biết, đọc tóm tắt, đọc dự đoán, đọc đặt câu hỏi,… đồng thời được hỗ trợ trong quá trình đọc (giải nghĩa từ khó/chi tiết khó,…)
  • Thảo luận nhóm: Hoạt động chính và trực tiếp của khoá học, học sinh tham gia các buổi thảo luận, chia sẻ ý kiến, lắng nghe và phản hồi ý kiến của bạn bè
  • Viết sau thảo luận: Học sinh thực hiện các bài viết tái hiện – liên hệ, kết nối hoặc phân tích/phản biện để củng cố tri thức đọc và phát triển kỹ năng viết.

Nguyên tắc chọn ngữ liệu

– Sách kinh điển: sách có giá trị (được kiểm chứng thông qua thời gian và những giá trị tác động đến tư duy và nhận thức của con người trong lịch sử), có liên hệ đến những ý tưởng lớn (tham khảo từ A Syntopicon: An Index to The Great Ideas).

– Phù hợp với lứa tuổi: Sách có ngôn ngữ không quá phức tạp, và phù hợp với khả năng đọc hiểu cũng như tâm lý của học sinh 11-14 tuổi.

– Đa dạng và tiêu biểu: Đảm bảo tính đa dạng và tiêu biểu về thể loại (tự sự, kịch, thơ, phi hư cấu…), bối cảnh (phương Đông, phương Tây, Việt Nam), giai kì (dân gian, hiện đại, trung đại…).

– Khả năng thảo luận: Sách cần khơi gợi đối thoại và tư duy phản biện.

Hoạt động đọc sách

Học sinh sẽ cùng đọc sách dưới sự hướng dẫn của người đồng hành trong 7 tuần liên tiếp (12 buổi)

Mỗi tuần sẽ giao lưu 2 buổi: 1 buổi đọc online trong tuần + 1 buổi đọc – thảo luận trực tiếp cuối tuần

Buổi online: Cùng đọc, hỗ trợ giải đáp những khó khăn trong quá trình học, chia sẻ cảm nhận ban đầu và đặt câu hỏi đọc

Buổi offline: Cùng đọc, thảo luận về những gì đã đọc – viết/thực hiện sản phẩm phản tư đọc


Thông tin chương trình

  • Địa điểm học tập: Số 6-B12, KĐT Mỹ Đình 1, P.Cầu Diễn, Q.Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội, Việt Nam

  • Thời gian: Tuần 2 buổi: 1 buổi đọc online trong tuần (dự kiến mỗi tối thứ 4 hàng tuần) + 1 buổi đọc – thảo luận trực tiếp cuối tuần

  • Thời lượng: 7 tuần học – 10 buổi + 2 buổi (mở đầu và tổng kết)

  • Ngôn ngữ: Tiếng Việt

  • Học phí:

    • 1,990,000 vnđ (giá đã bao gồm VAT)
  • Khai giảng: 13/07/2025

ĐĂNG KÝ HỌC

Dữ liệu cá nhân của bạn sẽ được sử dụng để xử lý cho các hoạt động liên quan tới khóa học và hỗ trợ trải nghiệm của bạn trên toàn bộ trang web này.