Chương trình học ngắn về văn hóa và lịch sử Việt Nam

Tìm về bản sắc Việt Nam, tự tin bước ra thế giới

Chuyên gia hàng đầu về văn hóa, lịch sử Việt Nam

Nội dung học đa chiều và tổng quan

Chứng nhận tham gia sau khóa học

Tổng quan

Đường về bản sắc Việt Nam là khóa học mở màn cho dự án học tập về Việt Nam do Viện Libero và TS. Vũ Đức Liêm khởi xướng. Với sự vươn lên của Châu Á, đây chính là thời khắc cho Việt Nam tận dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống. Người Việt Nam có sự gắn bó với gia đình, cộng đồng, và đất nước sâu sắc. Học về nguồn cội là điều cần thiết để trường tồn, tiếp tục sáng tạo và làm phong phú thêm di sản văn hoá dân tộc. Đây là một cơ hội để học kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lịch sử hình thành và phát triển văn hóa Việt Nam, hiểu rõ các yếu tố văn hóa, tôn giáo, luật pháp, và tâm lý đã định hình con người Việt Nam qua các thời kỳ.

Thông qua gặp gỡ và trao đổi, trải nghiệm trực tiếp các hoạt động văn hoá người học sẽ có góc nhìn đa chiều hơn. Từ đó để thêm yêu bản sắc cá nhân và dân tộc, vững tin vào bản thân để khơi dậy và nuôi dưỡng sáng tạo, đi ra thế giới.​

Đối tượng của khóa học

Khóa học “Đường về bản sắc Việt” phù hợp với:

  • Người đang hoạt động tại các vị trí/tổ chức nghiên cứu và giảng dạy về văn hóa, bản sắc Việt Nam

  • Cá nhân, doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm, dịch vụ văn hoá/mang tính bản địa

  • Cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài đang trao đổi văn hóa tại Việt Nam

  • Người yêu thích văn hóa, lịch sử Việt Nam

Trải nghiệm học tập

Học tập trực tiếp: Chủ nhật hoà mình cùng văn hoá Việt Nam với những giảng viên hàng đầu về văn hóa, lịch sử Việt Nam

Gợi ý đọc sách, tự nghiên cứu từ dẫn dắt của các chuyên gia

Kết nối cộng đồng khai phóng Libero: Học viên sẽ trở thành một phần của cộng đồng học thuật năng động, nơi chia sẻ và trao đổi những ý tưởng lớn

Trải nghiệm mở rộng: khám phá văn hoá – nghệ thuật cùng nghệ nhân

Chương trình học

Chuyên đề 1. Sự ra đời của Việt Nam

Chuyên đề này sẽ dẫn dắt học viên quay ngược thời gian, về với những ngày đầu tiên hình thành dân tộc Việt Nam. Từ câu hỏi muôn thuở “Người Việt đến từ đâu?”, người học sẽ được khám phá cội nguồn của người Việt, không gian phát triển ban sơ và sự giao thoa với các nền văn minh lớn như Trung Quốc, Ấn Độ. Bên cạnh đó, chuyên đề cũng làm rõ vai trò của làng xã, nền nông nghiệp lúa nước và những cơ tầng kinh tế, chính trị, văn hóa đã đặt nền móng cho bản sắc dân tộc. Đây là hành trình lý giải cách người Việt thích ứng, chọn lọc và phát triển văn hóa bản địa, hình thành tinh thần tự chủ và cộng đồng gắn kết từ buổi sơ khai.

Chuyên đề 2. Vật tổ của người Việt từ đâu đến

Chuyên đề “Vật tổ của người Việt từ đâu đến” đưa người học trở về buổi bình minh của lịch sử, khi tín ngưỡng vật tổ – niềm tin vào những biểu tượng linh thiêng đại diện cho cộng đồng – được xem là khởi nguồn của ý thức văn hóa và bản sắc dân tộc. Trong buổi học, học viên sẽ được tìm hiểu về khái niệm vật tổ và cách nó gắn liền với đời sống tâm linh của các cộng đồng sơ khai, từ đó hình thành nên sự kết nối bền chặt giữa con người và thiên nhiên. Chuyên đề còn chỉ ra cách vật tổ đã biến đổi và hòa quyện với các tôn giáo mới khi xã hội ngày càng phát triển. Thông qua đó, học viên sẽ hiểu rằng tín ngưỡng vật tổ không chỉ là một phần của quá khứ mà còn là di sản tinh thần quan trọng, giúp hình thành ý thức cộng đồng, tạo nên sợi dây gắn kết giữa con người với nguồn cội và với nhau trong suốt tiến trình lịch sử.

Chuyên đề 3. Sự trưởng thành của Việt Nam

Chuyên đề này khắc họa hành trình vĩ đại và đầy biến động của dân tộc Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX – giai đoạn mà một cộng đồng nơi châu thổ sông Hồng đã vươn mình trở thành một quốc gia thống nhất, mở rộng lãnh thổ hình chữ S như ngày nay. Đây là hành trình phục hồi độc lập, tự chủ từ những ngày đầu sau ngàn năm Bắc thuộc và sự chuyển mình của dân tộc qua tám thế kỷ. Chuyên đề phân tích sâu sắc tiến trình mở rộng lãnh thổ từ Bắc vào Nam, những biến đổi địa chính trị và địa văn hóa, cũng như sự chuyển dịch lớn của các cấu trúc kinh tế, xã hội và quyền lực mới trong quá trình đó. Bên dưới những thành tựu mở cõi là sự thay đổi về bản sắc và tư duy của cộng đồng người Việt, khi phải thích ứng và hòa nhập với những vùng đất mới. Qua đó, chuyên đề không chỉ khắc họa sự trưởng thành của một quốc gia, mà còn giúp học viên hiểu rõ hơn về ý chí tự cường, định hình nên một bản sắc dân tộc thống nhất vượt qua sự khác biệt vùng miền.

Chuyên đề 4. Người Việt, tiếng Việt, tâm lý và bản sắc Việt Nam

Chuyên đề “Người Việt, tiếng Việt, tâm lý và bản sắc Việt Nam” là cuộc đối thoại đầy chiều sâu về những giá trị nền tảng làm nên con người Việt Nam: từ ngôn ngữ, tâm lý đến bản sắc dân tộc. Đây không chỉ là câu chuyện của quá khứ mà còn là lăng kính để nhìn vào hiện tại và tương lai. Tiếng Việt, với tính biểu đạt phong phú và linh hoạt, được xem như linh hồn của dân tộc và là công cụ gắn kết cộng đồng qua bao thăng trầm lịch sử. Chuyên đề cũng phân tích tâm lý người Việt, từ sự thích ứng linh hoạt trong nền văn minh nông nghiệp lúa nước đến tư duy “trọng tình, nể mặt”, vừa là sức mạnh vừa là rào cản trong xã hội hiện đại. Qua đó, học viên sẽ hiểu rõ hơn về những giá trị văn hóa như tinh thần cộng đồng, lòng yêu nước, đồng thời nhận diện những thách thức khi bản sắc ấy đối diện với toàn cầu hóa. Chuyên đề còn mở rộng góc nhìn ứng dụng lịch sử và văn hóa trong việc người Việt vận hành xã hội, quản lý gia đình và thích ứng trong môi trường doanh nghiệp và các mối quan hệ, khẳng định rằng tri thức về quá khứ chính là chìa khóa giúp chúng ta vận hành thế giới hiện tại một cách hiệu quả hơn.

Chuyên đề 5. Văn hóa tính dục của người Việt

Đi vào phác hoạ đời sống tính dục ở Việt Nam từ thế kỉ X tới đầu thế kỉ XX, một chủ đề có nhiều cấm kị, Chuyên đề sẽ dựng nên bức tranh khá bao quát và thú vị về đời sống tính dục ở Việt Nam thời kì này: Những nguyên lí, quy phạm nào đã chi phối đời sống tính dục của con người? Nam giới và nữ giới quan niệm thế nào về vẻ đẹp của người khác phái? Những khát vọng tình dục nào đã được thể hiện trong tranh tượng, văn thơ?… Ngoài ra, Chuyên đề còn bàn về những hiện tượng “khó nói”, câu chuyện hậu cung của những người phụ nữ mòn mỏi đợi chờ ơn và sự lưu thông của những hàng hoá tính dục,…

Chuyên đề 6. Một trăm cái lý không bằng một tí cái tình – Người Việt và luật pháp

Chuyên đề “Người Việt và luật pháp” đi sâu vào mối quan hệ đầy mâu thuẫn nhưng cũng rất đặc trưng của người Việt với luật pháp qua các thời kỳ lịch sử. Từ tư duy truyền thống “trọng tình hơn lý” đến sự tồn tại của các bộ luật thời phong kiến, chuyên đề phân tích cách luật pháp được xây dựng và vận hành trong xã hội Việt Nam. Luật pháp vừa là công cụ quản trị nhà nước, vừa chịu ảnh hưởng từ tâm lý cộng đồng coi trọng quan hệ và linh hoạt trong cách ứng xử. Chuyên đề còn đặt ra những câu hỏi đầy tính thời sự: Tại sao người Việt yêu thích sự công bằng của luật pháp nhưng lại thường xuyên tìm cách “linh hoạt” khi đối diện với luật? Và vì sao tư duy pháp lý vẫn là thách thức lớn nhất trong tiến trình xây dựng nhà nước hiện đại?

Chuyên gia giảng dạy và đồng hành

đến từ các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy uy tín tại Việt Nam

  • Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội

  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
  • Đại học Quốc gia Hà Nội

TS. Vũ Đức Liêm

Chủ nhiệm chương trình “Đường về bản sắc Việt Nam”

Phó trưởng khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. TS. Vũ Đức Liêm là Giảng viên/Nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ông là tác giả của nhiều nghiên cứu có giá trị và mang tính đột phá về lịch sử – chính trị Việt Nam thời sơ kỳ hiện đại.

Ông đã tham gia các khóa đào tạo chuyên ngành Đông Nam Á tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Chulalongkorn (Thái Lan), Đại học Quốc gia Singapore (Singapore) và Đại học Hamburg (CHLB Đức).

Thừa hưởng tinh hoa nền giáo dục quốc tế, với lối tiếp cận và triển khai đa chiều, lịch sử trong các bài giảng của ông không hề khô khan hay khó tiếp cận, mà đã trở thành môn khoa học thú vị, giúp người học kết nối những giá trị xưa cũ với dòng chảy đương đại.

PGS.TS. Đinh Hồng Hải

PGS.TS. Đinh Hồng Hải là giảng viên cao cấp tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện ông là Trưởng bộ môn Nhân học Văn hóa thuộc Khoa Nhân học. Năm 2019, ông được bổ nhiệm làm thành viên ủy ban điều hành của Hiệp hội Nghiên cứu Ký hiệu Quốc tế và Phó Tổng thư ký Hiệp hội Ký hiệu Quốc tế Châu Á. Ông cũng là thành viên khoa học của Quỹ Khoa học và Công nghệ Quốc gia Việt Nam (NAFOSTED) từ năm 2022 và ban biên tập tại Tạp chí Tư tưởng Daesoon và các Tôn giáo Đông Á, Viện Hàn lâm Khoa học Daesoon, Đại học Daejin, Hàn Quốc từ 2024. PGS.TS. Đinh Hồng Hải đã xuất bản hơn 30 cuốn sách và 100 bài báo về các chủ đề liên quan bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Ông từng học KHXH&NV (MA) tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) năm 2001, Phật học (M.Phil) Đại học Delhi, Ấn Độ, từ năm 2005 đến năm 2006, Nhân học, Đại học Harvard từ năm 2008 đến năm 2010 và bảo vệ luận án tại VASS, vào năm 2011.

PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn

PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn hiện đang giảng dạy và giữ chức phó chủ nhiệm phụ trách khoa Lý luận, lịch sử Nhà nước và Pháp luật, Trường Đại học Luật, Đại học quốc gia Hà Nội. Ông đồng thời là một trong những tác giả với nhiều công trình Nghiên cứu khoa học và hoạt động rất tích cực trong việc xây dựng trang thông tin về khoa học nhằm hỗ trợ sinh viên học tập và nghiên cứu. Các đầu sách được ban hành và xuất bản : Tư duy pháp lý - Lý luận và thực tiễn (2016), Giới hạn chính đáng đối với các quyền con người, quyền công dân trong Pháp luật quốc tế và Pháp luật Việt Nam (2016 ).

TS. Phạm Văn Hưng

Ông Phạm Văn Hưng nhận học vị Cử nhân Văn học, Thạc sĩ Văn học và Tiến sĩ Văn học tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) Hướng nghiên cứu của ông Phạm Văn Hưng là: văn học Việt Nam trung cận đại; so sánh văn học Đông Á; văn học trong tương quan với văn hóa; vấn đề giới và tính dục trong văn hoá, văn học... Các công trình nghiên cứu của ông mang đến cho bạn đọc một số góc nhìn mới về ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, các vụ án văn chương (văn tự ngục), mẫu hình nhân cách liệt nữ, văn hóa tính dục... trong văn hoá, văn học Việt Nam thế kỉ X – XIX cũng như gợi dẫn về dấu ấn của những vấn đề đó trong xã hội hiện nay.

THÔNG TIN KHOÁ HỌC

  • Địa điểm học tập: Mỹ Đình, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

  • Thời gian: Học vào chủ nhật hàng tuần (buổi sáng: 09h00 – 11h30 và buổi chiều: 13h30 – 16h00)

  • Thời lượng: Chương trình với 6 chuyên đề, dự kiến khai giảng vào 29/12/2024

  • Ngôn ngữ: tiếng Việt

  • Học phí: 3,500,000đ cho toàn khóa, đóng một đợt đầu khóa.

    Ưu đãi học phí:

    • Đối với học viên đăng ký theo nhóm/công ty (từ 2-4 người trở lên): 3,000,000đ/người.
    • Đối với học viên đăng ký theo nhóm/công ty (từ 5 người trở lên): 2,500,000đ/người.
    • Đối với học sinh, sinh viên: 2,500,000đ/người.

ĐĂNG KÝ HỌC

Dữ liệu cá nhân của bạn sẽ được sử dụng để xử lý cho các hoạt động liên quan tới khóa học và hỗ trợ trải nghiệm của bạn trên toàn bộ trang web này.