
Tổng quan
Nếu bạn đã đọc cuốn Lược sử tôn giáo của Holloway hay Tôn giáo học từ nhiều hướng tiếp cận của Connolly thì Nhân học tôn giáo chính là một công cụ để chúng ta có thể tự mình khám phá các tôn giáo và tín ngưỡng từ nhiều hướng nhìn như vậy. Nếu bạn từng đọc Hành trình của linh hồn của Newton qua góc nhìn tâm lý học thì Nhân học tôn giáo lại cho bạn một cái nhìn trực diện hơn của nhân học đối với các vấn đề có liên quan đến tôn giáo và tín ngưỡng trong đời sống hiện nay.
Nhân học tôn giáo cho ta hiểu về ông bà tổ tiên của mình, nó giúp vượt qua cái âu lo về cái mà ta chưa biết ở thế giới bên kia và cả cái “mê muội tâm linh” ở thế giới bên này. Nó giúp ta hiểu được tôn giáo là gì, tín ngưỡng là gì, linh hồn sẽ đi về đâu? Điều quan trọng hơn, nó đem lại một góc nhìn khoa học để không bị “mua bán” trong một “thị trường tâm linh” vô cùng sôi động.
Hoặc đơn thuần, nếu bạn quan tâm tới các chủ đề về tâm linh, linh hồn và muốn tìm hiểu thêm góc nhìn từ khoa học thì khóa học này sẽ đem đến cho bạn một cách tiếp cận mới mẻ. Khóa học không nhằm đưa ra một câu trả lời tuyệt đối về tâm linh hay linh hồn, mà giúp học viên có công cụ để tiếp cận và đánh giá chúng một cách khoa học và hệ thống. Học viên sẽ không chỉ hiểu rõ hơn về những gì mình tin, mà còn biết cách đặt câu hỏi và tư duy phản biện thay vì chỉ tiếp nhận thông tin một chiều.
Sau khóa học, học viên có thể:
Có thêm hiểu biết về tâm linh và linh hồn dưới góc nhìn nhân học tôn giáo:
– Hiểu được các khái niệm cơ bản về tâm linh, linh hồn dưới góc độ nhân học tôn giáo
– Hiểu cách tâm linh vận hành trong đời sống, từ niềm tin cá nhân đến du lịch tâm linh và thị trường tín ngưỡng.
– Nhìn nhận linh hồn không chỉ dưới góc nhìn tôn giáo mà còn qua các quan điểm khoa học (vật lý, sinh học, nhân học tôn giáo).
Có tư duy phản biện, cái nhìn đa chiều hơn về tâm linh và linh hồn:
– Không còn nhìn nhận tâm linh theo kiểu nhị nguyên (có – không, đúng – sai), mà thấy được sự đa dạng qua các góc nhìn khác.
– Có thể tiếp cận các quan niệm về linh hồn từ nhiều góc độ khác nhau, không chỉ dừng lại ở niềm tin cá nhân hay giáo lý tôn giáo.
– Không bị dẫn dắt bởi các quan niệm phổ biến hoặc định kiến, có kiến thức để có thể phân tích các hiện tượng tâm linh một cách có cơ sở mà không sa vào mê tín hoặc phủ nhận cực đoan.
– Xây dựng được hiểu biết về tâm linh và linh hồn dựa trên kiến thức học thuật, thay vì chỉ dựa trên cảm tính.
– Ứng dụng nhân học tôn giáo vào đời sống để có thể thực hành tâm linh đúng đắn hơn.
Chương trình học
Khóa học này không nhằm khẳng định các quan niệm về tâm linh và linh hồn đúng hay sai, mà giúp học viên hiểu cơ bản về cách con người kiến tạo niềm tin, vận hành tín ngưỡng. Qua góc nhìn nhân học tôn giáo, học viên sẽ có công cụ để tiếp cận những vấn đề này một cách cởi mở, sắc bén và đa chiều hơn.
Đối tượng của khóa học
Khóa học “Tâm linh dưới lăng kính khoa học” phù hợp với:
Chuyên gia giảng dạy và đồng hành

PGS.TS. Đinh Hồng Hải
PGS.TS. Đinh Hồng Hải là giảng viên cao cấp tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện ông là Trưởng bộ môn Nhân học Văn hóa thuộc Khoa Nhân học. Năm 2019, ông được bổ nhiệm là Ủy viên Ủy ban điều hành của Hiệp hội Ký hiệu học Quốc tế và Phó Tổng thư ký Hiệp hội Ký hiệu học Châu Á. Ông cũng là thành viên khoa học của Quỹ Khoa học và Công nghệ Quốc gia Việt Nam (NAFOSTED) từ năm 2022 và ban biên tập tại Tạp chí Tư tưởng Daesoon và các Tôn giáo Đông Á, Viện Hàn lâm Khoa học Daesoon, Đại học Daejin, Hàn Quốc từ 2024.
PGS.TS. Đinh Hồng Hải đã xuất bản hơn 30 cuốn sách và 100 bài báo về các chủ đề liên quan bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Ông từng học KHXH&NV (MA) tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) năm 2001, Phật học (M.Phil) Đại học Delhi, Ấn Độ, từ năm 2005 đến năm 2006, Nhân học, Đại học Harvard từ năm 2008 đến năm 2010 và bảo vệ luận án tại VASS, vào năm 2011.
Xem thêm chi tiết tại:
https://orcid.org/0000-0002-8007-5306
THÔNG TIN KHOÁ HỌC