Mặc dù cùng là 2 quốc gia Đông Á có rất nhiều sự khác biệt, chi phối ứng xử hàng ngày. Để hiểu hơn về văn hoá Nhật Bản có thể bạn cần biết biết đến những “mỹ đức”, hay là những đức tính tốt của một con người. Dưới đây là một số mỹ đức của người Nhật ảnh hưởng nhiều đến cách hành xử của người Nhật hàng ngày.
1. Chào hỏi hoặc cách trao danh thiếp trên dưới rõ ràng
Trong văn hóa Nhật Bản, khi bạn là người dưới thì bạn sẽ phải để danh thiếp của mình thấp hơn những người trên. Đấy là những chi tiết nhỏ mà trong công việc người Nhật cũng sẽ rất để ý đến, để phán đoán xem người mình gặp có hiểu biết không, có biết những phép lịch sự tối thiểu hay không.
2.Sự kiệm lời cũng là một đức tính thường thấy ở người Nhật
Người Nhật sẽ không nói thẳng ra mọi thứ, đặc biệt là sẽ tránh dùng những từ mang tính chất tiêu cực. Ví dụ chê một cái gì đó, trong đoạn văn chẳng hạn, sẽ rất khó tìm ra từ nào xấu, không tốt, nhưng khi đọc cả đoạn văn lại hiểu được ý như vậy. Hoặc người ta sẽ cố gắng không nói những lời tiêu cực đối với đối phương. Tất nhiên, trong những trường hợp cần thiết họ vẫn sử dụng bởi vì trong vốn từ vựng tiếng Nhật vẫn có những từ đó, nhưng trong giao tiếp thông thường, người ta sẽ cố gắng không dùng.
3. “Đọc không khí” – người ta sẽ không nói ra hết những điều muốn nói
Và ở trong bầu không khí đó, mình cần phải hiểu cần phải làm cái gì. Ví dụ, khi cả một nhóm đang phải làm một dự án rất bận rộn nhưng riêng phần việc của bạn đã xong rồi. Thường nếu là người Việt có thể sẽ về trước, nhưng với người Nhật, bạn sẽ phải nhìn vào bầu không khí, tất cả mọi người đang làm việc như vậy, mình có nên về hay không? và nếu mà mình về mình sẽ phải nói như thế nào để cho những người đồng nghiệp khác không cảm thấy điều đó? Hay mình nên ngồi lại cùng với mọi người, mặc dù công việc của mình đã xong rồi, có thể mình làm việc khác cũng được. Đó là phép lịch sự của người Nhật thông thường.
4.Tính chi tiết, tỉ mỉ đến mức cực đoan
Hãy nhìn vào chỉ một dụng cụ khuấy trà của người Nhật thôi, bình thường người ta sẽ dùng một chiếc đũa đơn giản cũng được, còn người Nhật phải cặm cụi làm từ những khúc trúc như thế để làm ra dụng cụ khuấy trà. Tại sao những người Nhật lại cầu kỳ như vậy? Mỗi người sẽ có một cách giải thích khác nhau. Đó là theo quan điểm của người Nhật thôi. Và hay chăng điều đó cũng một phần phản ánh sự khác biệt giữa tính cách của người Nhật và người Việt Nam?
5.Tính kỷ luật và tuân thủ nguyên tắc và quy định của người Nhật rất cao
Khi chưa tiếp xúc với người Nhật thì thường người Việt sẽ đánh giá rất cao tính kỷ luật hay tính quy tắc hay tính quy tuân thủ các quyết định của người Nhật. Còn khi làm với họ thì bạn sẽ hiểu được mặt trái của kỷ luật cao.
Vốn dĩ bởi từ thời kỳ cổ đại, khi mà tiếp thu các văn minh của Trung Quốc, Nhật Bản đã tiếp thu chế độ luật lệ của Trung Quốc. Tức Trung Quốc có luật gì, có lệnh gì họ du nhập về, kể cả từ việc gọi quản lý các tăng ni ở trong chùa chẳng hạn. Hay quản lý các phương tiện giao thông cũng du nhập các quyết định của Trung Quốc. Thế nhưng Việt Nam lại không du nhập từng bộ luật, bộ lệnh của Trung Quốc về. Ở Trung Quốc quy định rất chặt chẽ và người Nhật họ cũng du nhập điều đó. Tôi nghĩ rằng Nhật Bản là một quốc gia tuân thủ khá chặt chẽ những quy định theo quyết định của Trung Quốc khi du nhập các bộ luật này, có thể đấy cũng một thiên hướng dân tộc. Đương nhiên sau này khi mà du nhập những luận điểm của Trung Quốc họ cũng nhận ra những điểm không phù hợp với Nhật Bản và họ đã phải thay đổi các quyết định đó. Thế nhưng họ vẫn rất chú trọng trong việc xây dựng các luật đó.
Ví dụ khác là trong giới võ sĩ Samurai, họ cũng có những luật lệ rất nghiêm ngặt, bắt buộc khi võ sĩ vẫn phải theo. Những quyết định ấy nó đã xuất hiện trong xã hội Nhật Bản và người ta nó rất coi trọng luận điểm đó. Điểm này khá đặc biệt của Nhật Bản so với Việt Nam.
6.Sự trung thực
Sự trung thực có thể thấy được khá rõ khi làm việc với người Nhật. Ở Nhật, không có trường đại học cảnh sát, đại học an ninh như ở Việt Nam. Khi muốn làm cảnh sát, người ta có thể học đại học bất kỳ, sau đó thi vào ngành công an, ngành cảnh sát và học bổ túc. Khi có một vụ án xảy gì đó, ví dụ những vụ sát hại chẳng hạn, thường ngày hôm sau hoặc vài một vài ngày sau đó kẻ sát nhân, thủ phạm đó đã ra đầu thú. Có nghĩa họ không thể sống được với lương tâm và tội lỗi như vậy được. Cảnh sát chắc không cần phải điều tra nhiều quá, giỏi như cảnh sát Việt Nam.
7.Tính kiên trì, bền bỉ là một mỹ đức đáng quý
Ví dụ người Nhật rất thích ghi nhật ký. Không phải tất cả nhưng cái gì họ cũng ghi chép. Khoảng giữa thế kỷ thứ 8, 9, 10, họ đã ghi nhật ký rồi, ngày hôm nay trời nắng hay trời mưa, tổ chức sự kiện, người ta ăn mặc ra sao và mình ăn mặc gì chẳng hạn, hoặc như đường xứ, tức những sứ giả mà triều đình cử sang Trung Quốc, triều đình người ta cũng ghi lại ngày nào, giờ nào cử sứ giả đi ra làm sao, ngày nào giờ nào về?
Hoặc nghệ thuật Kintsugi, với những đồ gốm bị vỡ, người ta sẽ không bỏ đi mà sẽ hàn gắn lại. Một tác phẩm như thế này sau khi hàn gắn còn được coi quốc bảo của Nhật Bản. Bởi sau khi hàn gắn nó còn đẹp hơn cả chế tác ban đầu nữa. Sau khi hàn gắn lại, nó còn có hoa văn màu vàng, thể hiện nghệ thuật hàn gắn có thể nói đỉnh cao của người Nhật và chắc chỉ có người Nhật thôi, tôi cũng không biết có nước nào có nghệ thuật giống như Kintsugi này không, tỉ mỉ đến mức độ như vậy hay không?
8.Ý thức về bên trong và bên ngoài (uchi và soto)
Nó sẽ thay đổi theo quan hệ và bối cảnh. Ví dụ trong một phòng nhân sự, những người trong cùng phòng nhân sự được gọi là uchi khi làm việc với một phòng khác, bên ngoài gọi là soto. Một hành động như vậy chúng ta luôn luôn để ý những bên ngoài đánh giá như thế nào? Họ quan niệm rằng với người ngoài không được làm phiền. Ví dụ như sau khi xem một trận đấu bóng bóng đá ở nước ngoài, khán giả Nhật nhặt hết rác. Một phần là người ta không muốn làm phiền đến quốc gia đó. Bởi vứt rác là làm phiền đến người khác. Họ sẽ làm sạch xung quanh chỗ mình ngồi và sẽ xếp ghế ngay ngắn như trước khi ngồi vào.
Mặt trái của ý thức bên trong và bên ngoài là có những đứa trẻ Nhật Bản khi bị bắt nạt ở trường học, khi viết thư tuyệt mệnh, sẽ có một câu là đứa trẻ tự sát vì không muốn làm phiền đến bố mẹ. Đối với đứa trẻ, nó là trong và bố mẹ là ngoài, bố mẹ bận quá cho nên không muốn kể với bố mẹ về việc bị bắt nạt để bố mẹ bị phiền não và lo lắng, nó sẽ tuyệt mệnh để mà không làm ảnh hưởng đến ai hết. Trong truyền thống giáo dục Nhật Bản, các bậc cha mẹ đã dạy những đứa trẻ tự lập, làm thế nào để không làm phiền người khác. Cùng với không làm phiền đến người khác là phải nghĩ cho người khác, làm thế nào để tốt nhất cho họ. Ví dụ, khi mình nói một lời ra đối phương sẽ không bị mất lòng hay cảm thấy khó chịu hay không? Người ta có thể bị chạm lòng tự ái hay không?
8.Honne và tatemae: ranh giới giữa lịch sự và giả tạo
Người Nhật với nhau khi giao tiếp, họ không thể hiện rõ cảm xúc thực (Honne) mà luôn giữ thái độ lịch sự, tránh làm mếch lòng đối phương (Tatemae). Tức tâm trạng bên trong khác với hành xử bên ngoài.
Người nước ngoài có thể nhìn nó giống như họ đang đeo mặt nạ vậy. Bên ngoài họ thể hiện rất vui vẻ, nhưng thực ra bên trong họ rất tức giận. Người ta cho rằng đó là một ứng xử rất thông thường. Đương nhiên cũng có người Nhật phản đối điều đó, không phải tất cả mọi người đều như vậy nhưng nó là một nét khá chung trong xã hội Nhật Bản.
9. Đề cao thương nhân đạo
Từ thời edo, làm sao trong hoạt động buôn bán phải tạo ra sự có lợi cho cả 3 bên – người sản xuất, người mua và người bán. Hoặc thái độ tôn trọng đối tác là thứ rất cần thiết. Kể từ thời edo rằng người ta đã đưa ra khái niệm thương nhân đạo rồi, tức là người thương nhân phải có đạo đức, đạo lý. Điều này rất khác với một xã hội nho giáo đề cao sĩ nông công thương, thương nhân là con buôn, bị đối xử như một tầng lớp thấp kém trong xã hội.
Trong xã hội Nhật, thương nhân là một tầng lớp rất được coi trọng và họ cho rằng để có được được vị trí trong xã hội họ cần phải giữ đạo lý của mình. Thương nhân đạo được ông Ishida Baigan thời edo tổng hợp lại, sau đó được các nhà khởi nghiệp của các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp nối, ví dụ như Matsushita Konosuke, Honda Souichiro, Morita Akio, Inamori Kazuo, đều là những doanh nghiệp chân chính được coi trọng.
Cuối cùng, hể hiểu biết sâu sắc về văn hoá Nhật Bản bạn có thể muốn tìm hiểu, đọc những triết lý của những doanh nhân này là cách giúp bạn cảm nhận được rất nhiều điều trong cách làm việc của người Nhật, trong tư duy của người Nhật, trong suy nghĩ của người Nhật và và sẽ thuận được theo cách thức làm việc của người Nhật hơn.
- Phạm Thu Giang, Dương Hương tổng hợp và biên tập