Một cuốn sách trình bày cách hiểu về thế giới dựa trên thực tế và được truyền cảm hứng từ những lý trưởng của phong trào Khai sáng: lý trí, khoa học, chủ nghĩa nhân văn và tiến bộ. Trong bối cảnh thế kỷ 21 đang sống, nhiều người nghi ngại rằng liệu chúng ta có đang bị nhấn chìm trong dịch bệnh, bạo loạn, hận thù và phi lý trí như ta vẫn thấy hàng ngày trên những dòng tin tức, sự kiện nóng bỏng. Câu trả lời có thể sẽ được tìm thấy trong cuốn sách này, tác giả hy vọng những lý tưởng này luôn bất hủ và hiện đang phù hợp hơn bao giờ hết.

Thời kỳ khai sáng

Cuốn sách được chia thành ba phần, gồm KHAI SÁNG – TIẾN BỘ – LÝ TRÍ, KHOA HỌC VÀ CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN. Trước khi đi vào từng phần, bàn về những điều chi tiết, chúng ta cần biết sơ lược về một số khái niệm mà tác giả đã đề cập đến ngay từ tiêu đề của cuốn sách này.

Khai sáng là gì?

Khai sáng là gì? – không có câu trả lời chính thức nào cho câu hỏi này. Người ta định ước rằng thời đại Khai sáng diễn ra vào khoảng hai phần ba cuối thế kỷ 18, mặc dù đã thoát khỏi Cách mạng Khoa học và thời đại Lý tính thế kỷ 17 rồi nhập vào thời kỳ hoàng kim của chủ nghĩa tự do cổ điển nửa đầu thế kỷ 19. Các nhà tư tưởng của thời đại Khai sáng đã tìm ra một cách hiểu mới về tình cảnh con người, đây là thời đại ngập những ý tưởng. Một số trong đó mâu thuẫn với nhau, nhưng có bốn chủ đề đã gắn kết chung lại đó là: lý trí, khoa học, chủ nghĩa nhân văn và tiến bộ.

Tiến bộ – Với hiểu biết về thế giới ngày càng tăng thông qua khoa học và sự cảm thông được lan toả và mở rộng thông qua lý trí và chủ nghĩa thế giới, nhân loại có thể đại được tiến bộ về trí tuệ và đạo đức. Chúng ta không phải đầu hàng trước đau khổ, thị phi của hiện tại và cũng không cần cố gắng quay ngược thời gian để trở về thời đại hoàng kim đã qua.

Lý trí – thứ không thể chối bỏ: Các nhà tư tưởng của thời đại Khai sáng có điểm chung là sự kiên quyết áp dụng tiêu chuẩn lý trí trong quá trình tìm hiểu thế giới và không rơi vào trạng thái ảo tưởng như giáo điều, uy quyền, cám dỗ, thần bí, tiên tri, linh cảm, trực giác hoặc phân tích kinh sách.

Khoa học – sự phát triển của lý trí nhằm mục đích tìm hiểu thế giới. Việc thoát khỏi sự thiếu hiểu biết và mê tín đã cho thấy rằng trong quá khứ, lẽ phải thông thường (conventional wisdom) của chúng ta có thể đã từng lầm lạc đến như nào và các phương pháp của khoa học – chủ nghĩa hoài nghi, nguỵ biện luận, tranh luận mở và thực nghiệm – là những mô hình kiểu mẫu để có được những tri thức đáng tin cậy.

Chủ nghĩa nhân văn – Ý tưởng về một bản chất phổ quát của nhân loại dẫn đến. Thời đại Khai sáng đôi khi được gọi là cuộc Cách mạng Nhân đạo, bởi nó đã dẫn đến việc bãi bỏ các tập tục man rợ phổ biến trong các nền văn minh suốt nhiều thiên niên kỷ.

“Dám hiểu biết!”

Khi viết về KHAI SÁNG trong phần 1, tác giả đưa khẩu hiệu “Dám hiểu biết!” đặt tên cho chương đầu tiên của cuốn sách. Khẩu hiệu mà các nhà tư tưởng sử dụng xuyên suốt thời kỳ này, họ không mất gì khi cố công xác định một ý tưởng quan trọng về tình cảnh con người và bản chất của tiến bộ, những điều mà chúng ta biết còn họ thì không, theo tác giả, đó là entropy, tiến hoá và thông tin. Đây đều là những khái niệm được đề cập đến trong chương 2 để hiểu tình cảnh con người, viết nên câu chuyện về sự tiến bộ của con người. Entropy nổi lên trong lĩnh vực vật lý cuối thế kỷ 19 và vẫn được dùng ngày nay. Tác giả nhắc đến khái niệm Entropy trong lĩnh vực vật lý, đối sánh với vấn đề khoa học, xã hội xuyên suốt lịch sử có thể hiểu là “mức độ rối loạn” (khả năng phát tán hay hấp thụ của một hệ kín khi chuyển trạng thái). Việc Entropy được tìm ra đã góp phần củng cố cái nhìn sâu sắc của Cách mạng Khoa học và phong trào Khai sáng. Trở lại với vấn đề về con người và bản chất của tiến bộ, tác giả kết luận rằng các lỗ hổng trong bản chất con người đều chứa đựng những hạt giống giúp cải thiện chính nó, miễn là từ những hạt giống này hình thành nên các tiêu chuẩn và các thiết chế hướng lợi ích đơn phương vào lợi ích chung. Trong số các tiêu chuẩn đó, có tự do ngôn luận, bất bạo động, hợp tác chủ nghĩa quốc tế, nhân quyền và sự thừa nhận khả năng sai lầm của nhân loại và trong số các thiết chế đó có khoa học, giáo dục, truyền thông, chính phủ dân chủ, tổ chức quốc tế và thị trường. Đây được coi là những đứa con tinh thần chính yếu của thời đại Khai sáng. Ngay sau thời đại Khai sáng, là thời đại Phản Khai sáng mà tác giả có đề cập trong phần này. Và ở thời đại Phản Khai sáng, phương Tây đã bị chia rẽ, mọi người vốn được khai sáng đã lại cho rằng bóng tối rốt cuộc cũng không quá tệ và cũng cho rằng nên chấm dứt khẩu hiệu “Hãy dám hiểu biết”. Và những giáo điều, thể thức xưa cũ được họ cho là xứng đáng có được cơ hội tái xuất, vận mệnh của nhân loại không phải tiến bộ mà là suy vọng. Ở thời kỳ Phản Khai sáng có hai ý tưởng chính, một là đức tin tôn giáo, tin vào điều gì đó mà không cần lý do xác đáng, tin vào sự tồn tại của thực thể siêu nhiên xung đột với lý trí; hai là ý tưởng cho rằng mọi người là những tế bào trong một “siêu sinh vật” – một bộ tộc, bộ lạc, dân tộc, tôn giáo, chủng tộc, giai cấp hoặc quốc gia và xung đột của những tập thể này mới là lợi ích tối cao chứ không phải là sự thịnh vượng hay hạnh phúc của từng cá nhân trong đó. Một lần nữa thấy rằng, ở thời kỳ Phản Khai sáng, người ta cho rằng nền văn minh hiện đại không phải là đang tiến bộ mà đang dần suy vong và đến gần bờ vực sụp đổ. Trái ngược hoàn toàn với tư tưởng tiến bộ trước đó trong thời kỳ Khai sáng. Và đã 250 năm sau thời đại Khai sáng, sẽ chẳng có ý nghĩa gì với mọi lời biện hộ về lý trí, khoa học và chủ nghĩa nhân văn nếu chúng ta không có cuộc sống tốt đẹp hơn tổ tiên của mình trong Đêm trường Trung Cổ. Vì vậy, cách giải thích tốt nhất là đi từ việc đánh giá sự tiến bộ của con người.

Những vấn đề của cuộc sống

Trong phần hai của cuốn sách, tác giả đề cập đến 14 vấn đề, gồm: Sự sống; Sức khoẻ; Lương thực; Sự giàu có; Bất bình đẳng; Môi trường; Lương thực; Sự giàu có; Bất bình đẳng; Môi trường; Hoà bình; Sự an toàn; Chủ nghĩa khủng bố; Nền dân chủ; Quyền bình đẳng; Tri thức; Chất lượng cuộc sống; Hạnh phúc. Mỗi vấn đề đề cập, tác giả đều sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, phân tích dựa trên các kết quả được đo lường bằng các phương pháp thống kê để đưa ra nhận định, giải thích và dự đoán về sự tiến bộ. Ông đã trích dẫn và phân tích 72 biểu đồ trong phần này, cho thấy rằng cuộc sống, sức khoẻ, sự thịnh vượng, an toàn, hoà bình, kiến thức và hạnh phúc đang gia tăng, không chỉ ở nước Mỹ, phương Tây mà còn trên toàn thế giới. Khẳng định các trường hợp sự tiến bộ luôn tiếp diễn, chứng minh hy vọng cho sự tiến bộ thế giới ngày nay đã trở nên tốt đẹp hơn. Tác giả cũng nhắc rằng trong lúc này, thế giới vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề nhưng chúng ta vẫn có các giải pháp và những giải pháp này nằm ở chính lý tưởng Khai sáng là sử dụng lý trí và khoa học.

Bàn về lý trí, khoa học và chủ nghĩa nhân văn

Trong phần ba là cuối của cuốn sách, tác giả bàn về lý trí, khoa học và chủ nghĩa nhân văn. Phần này, tác giả tóm lược các lập luận nhằm bảo vệ lý tưởng Khai sáng. Phần I đã phác thảo lý tưởng đó; phần II cho thấy cách nó vận hành trong thực tế; và trong phần III này, tác giả bảo vệ lý tưởng Khai sáng khỏi những kẻ thù lớn, không chỉ là những kẻ dân tuý đang tức giận và những kẻ theo trào lưu chính thống tôn giáo, mà cả những phe phái văn hoá trí thức chính thống. Nghe có vẻ kỳ quặc khi bảo vệ lý tưởng Khai sáng nhằm chống lại các giáo sư, các nhà phê bình, các học giải và độc giả của họ, vì nếu hỏi họ thẳng thừng về lý tưởng này, thì rất ít người sẽ từ chối trả lời. Nhưng giới trí thức cho rằng lý tưởng này là ngu ngốc. Nhiều người trong số họ không yêu thích lý tưởng này, và chỉ một số ít sẵn sàng và tích cực bảo vệ nó. Vì thế, lý tưởng này và chỉ một số ít sẵn sàng và tích cực bảo vệ nó. Vì thế, lý tưởng khai sáng không còn là lý tưởng dẫn đầu, chúng bị lu mờ dần, mặc định nhạt nhoà, và trở thành lưu vực chất chứa mọi vấn đề xã hội chưa giải quyết (sẽ luôn có nhiều vấn đề như vậy). Các nhà tư tưởng phi chính thống như chủ nghĩa chuyên chế, chủ nghĩ bộ lạc và phép ma thuật thì lại dễ dàng được tiếp sức, và không thiếu kẻ dẫn đầu các tư tưởng đó. Thật khó có một cuộc chiến công bằng. Tác giả hy vọng lý tưởng Khai sáng sẽ gắn bó sâu sắc hơn với công chúng.

Như vậy, với 23 chương, tác giả đã đưa vào cuốn sách những lý giải cặn kẽ về lý trí, khoa học và chủ nghĩa nhân văn: những lý tưởng mà chúng ta cần đối đầu với các vấn để của mình để tiếp tục tiến bộ.

-Zz-

Share This Post!