6.Tâm lý học xã hội
Tâm lý học xã hội (social psychology) tập trung vào cách chúng ta tương tác và kết nối với mọi người. Các nhà tâm lý học xã hội thực hiện nghiên cứu về các chủ đề như là “sự khác biệt trong cách chúng ta lý sự cho hành vi của mình và lý sự cho hành vi của người khác”, định kiến, sự thu hút và cách giải quyết mâu thuẫn giữa người với người. Ngoài ra, họ còn xác định vì sao ở giữa một đám đông có thể thay đổi hành vi và suy nghĩ của chúng ta.
Có rất nhiều các ví dụ kinh điển về nghiên cứu tâm lý học xã hội. Sau đây giới thiệu tới một trong những thí nghiệm gây tranh cãi nhất từng được thực hiện. Stanley Milgram là nhà tâm lý học xã hội người Mỹ, nổi tiếng với những nghiên cứu về sự tuân lệnh. Sau cuộc diệt chủng Do thái Holocaust, Adolf Eichmann, một tội phạm Đức Quốc xã đã bị đem ra xét xử bởi vô số tội ác tày trời. Công luận tò mò, liệu những tên lính Đức sao có thể tra tấn tù nhân trong các trại tập trung dã man như vậy? Không ai có thể thỏa mãn với câu trả lời rằng đám lính chỉ đơn giản là tuân theo mệnh lệnh. Cùng thời điểm đó, đa số các nhà tâm lý học đều tán thánh rằng vài người sẽ sẵn sàng gây ra đau đớn cùng cực cho người khác nếu được ra lệnh. Với Milgram, ông quyết định thực hiện nghiên cứu để kiểm tra tính xác thực của giả thuyết này và nhận ra rằng, có tới ⅔ đối tượng tham gia thí nghiệm sẵn lòng thực hiện những hành động đe doạ tính mạng người khác, đơn giản bởi họ được yêu cầu làm vây từ một người có thẩm quyền cao hơn (trong thí nghiệm này là một nhà khoa học mặc áo blu). Đáng ngạc nhiên hơn khi điều này diễn ra mặc cho tất cả các đối tượng đều sẽ nhận được thù lao miễn chỉ cần xuất hiện tại nơi thí nghiệm, và được quyền lựa chọn có hoặc không gây đau đớn cho các đối tượng khác bằng việc xin rút lui. Đã không có ai thực sự bị thương hay gây hại trọng thí nghiệm, thế những thí nghiệm của Milgram và một số các thí nghiệm khác có bao gồm việc đánh lừa cũng như có khả năng gây tổn hại cảm xúc của đối tượng tham gia đá gióng lên hồi chuông cảnh báo về đạo đức nghiên cứu. Một bộ quy tắc đã ra đời ngay sau đó, nêu rõ rằng các thủ thuật đánh lừa đối tượng nghiên cứu bị nghiêm cấm, trừ khi chứng minh được nó không gây hại cho chủ thể và phải được thông tin cũng như nhận được sự cho phép của những người tham gia.
7.Tâm lý học Nghề nghiệp – Tổ chức
Tâm lý học Nghề nghiệp – Tổ chức (Tâm lý học I-O) là một nhánh nhỏ của tâm lý học, vận dụng các nguyên tắc, lý thuyết và các nghiên cứu tâm lý học trong môi trường doanh nghiệp. Các nhà tâm lý học I-O thường có tham gia vào các vấn đề liên quan tới quản trị nhân lực, cấu trúc tổ chức và môi trường làm việc. Các doanh nghiệp tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia I-O để đưa ra các quyết định tuyển dụng tốt nhất cũng như tạo ra một môi trường đem lại hiệu suất và hiệu quả làm việc cao nhất của nhân viên. Ngoài tính ứng dụng thực tiễn, I-O cũng có trong vài nghiên cứu khoa học về hành vi trong công sở (Riggio, 2013).
8.Tâm lý học sức khỏe
Tâm lý học sức khỏe tập trung vào tương tác của các nhân tố sinh học, tâm lý, văn hoá – xã hội đến sức khoẻ. Phương thức động đáo này được gọi là Mô hình Tâm sinh lý xã hội. Những nhà tâm lý học sức khỏe quan tâm tới việc giúp đỡ mọi người cải thiện sức khỏe qua các chính sách công, giáo dục, can thiệp và nghiên cứu. Chủ đề của họ bao gồm khám phá mối liên hệ của cấu tạo gene, hành vi, quan hệ xã hội, căng thẳng tâm lý và sức khỏe; hay các cách hiệu quả để thúc đẩy đại chúng nói lên các hành vi gây hại tiềm tàng tới sức khoẻ (MacDonald, 2013).
9.Tâm lý học thể thao và thể dục
Các chuyên gia tâm lý học thể thao và thể dục (sport and exercise psychology) nghiên cứu các khía cạnh tâm lý trong hoạt động thể thao, bao gồm động lực và áp lực thi đấu, ảnh hưởng của thể thao lên sức khỏe tinh thần và cảm xúc. Các nghiên cứu cũng khoanh vùng các chủ đề tương tự liên quan đến hoạt động thể chất nói chung. Khoanh vùng này thậm chí bao gồm các chủ đề rộng hơn thể thao và thể dục nhưng có liên quan hoạt động thể chất và tinh thần dưới các điều kiện đặc biệt, như cứu hoả, hoạt động quân sự, biểu diễn nghệ thuật hay phẫu thuật cấp cứu.
10.Tâm lý học lâm sàng
Tâm lý học lâm sàng (clinical psychology) là lĩnh vực tâm lý học tập trung vào chẩn đoán và điều trị các rối loạn tâm lý và hành vi. Do vậy, nó thường được xem là lĩnh vực nặng về ứng dụng thực tiễn trong tâm lý học. Tuy vậy, vẫn có những chuyên gia lâm sàng tham gia nghiên cứu khoa học. Tâm lý học tư vấn (counseling psychology) là một lĩnh vực tương tự tập trung nghiên cứu vào thay đổi hành vi liên quan đến cảm xúc, xã hội, nghề nghiệp và sức khỏe ở những cá nhân được coi là khỏe mạnh về mặt tâm lý.
Cả Freud và Rogers đều đưa ra những tư tưởng định hình cho cách các nhà trị liệu tương tác với bệnh nhân. Trong khi rất nhiều khía cạnh của Phân tâm học vẫn còn được thấy ở các nhà trị liệu ngày nay, nhóm ý tưởng của Roger về phương pháp thân chủ-trung tâm đã bao trùm lên định hướng thực hành của các bác sĩ. Hơn thế, cả chủ nghĩa hành vi và cuộc cách mạng nhận thức đã định hình trị liệu tâm lý thành các dạng như trị liệu hành vi, trị liệu nhận thức và trị liệu nhận thức – hành vi. Các vấn đề liên quan đến chẩn đoán và chữa trị rốt loạn tâm lý và hành vi sẽ được bàn đến ở các chương sau.
Tới hiện tại, đây là chuyên ngành tâm lý học nhận được nhiều sự chú ý nhất của công chúng, và cũng khá nhiều người tưởng lầm rằng tâm lý học chỉ gói gọn trong tâm lý trị liệu.
11.Tâm lý học pháp y
Tâm lý học pháp y là một nhánh tâm lý học chuyên giải quyết các vấn đề tâm lý học có liên quan đến hệ thống tư pháp. Chẳng hạn, chuyên gia tâm lý pháp y sẽ đánh giá khả năng ra hầu tòa của bị cáo qua đánh giá trạng thái tâm lý, tư vấn trong các vụ giành quyền nuôi con, tham vấn trong việc kết án và liệu pháp điều trị, hoặc bất cứ đề xuất nào trong các vấn đề như lấy lời khai nhân chứng và trẻ em (Ban Tâm lý học pháp y Hoa Kỳ, 2014). Trong quyền hạn của mình, họ sẽ có vài trò như các nhân chứng có chuyên môn được chỉ định bởi cả nguyên đơn và bị đơn, trong trường hợp cần tới các nghiên cứu hoặc lấy ý kiến. Trong vai trò này, các nhà tâm lý học pháp y cần hiểu rõ về luật pháp và cung cấp thông tin dưới góc nhìn của luật pháp thay vì chỉ tập trung về mảng tâm lý học. Họ còn được triệu tập trong quá trình lựa chọn bồi thẩm đoàn và chuẩn bị cho nhân chứng, hoặc các hoạt động trị liệu nằm trong thẩm quyền của hệ thống tư pháp. Ngoài ra, một nhóm nhỏ những người này làm việc cho lực lượng hành pháp trên danh nghĩa các chuyên gia lập hồ sơ tội phạm.
Dịch từ Psychology 2e (2020), Open Stax