Theo nghiên cứu thì tỷ lệ gặp vấn đề tâm lý trong suốt đời của con người vào khoảng (91%). Điều quan trọng ở đây là các khó khăn về tâm lý ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào. Nếu ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, học tập, làm việc, mối quan hệ liên cá nhân thì hãy đến gặp bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý để được chẩn đoán và tư vấn kĩ càng hơn.

Vấn đề về giấc ngủ ảnh hưởng tới 30% người trưởng thành và nếu căng thẳng thì bạn hoàn toàn có thể bị mất ngủ trong 1 vài ngày. Để cải thiện khả năng ngủ của mình thì chúng tôi đưa ra một vài lời khuyên như sau:

  • Tránh sử dụng đồ uống có cồn, cafein, hút thuốc trước khi đi ngủ
  • Hạn chế sử dụng điện thoại trên giường
  • Tập hít thở sâu hoặc căng thả cơ trước khi ngủ
  • Tập thiền, yoga
  • Tắm nước nóng khoảng 2 tiếng trước khi ngủ
  • Chuẩn bị môi trường ngủ thoải mái (chăn gối, âm thanh, ánh sáng). Để hiểu rõ hơn thì có thể tìm kiếm “vệ sinh giấc ngủ”

Để vượt qua căng thẳng trong công việc thì trước tiên bạn nên tìm hiểu xem nguyên nhân khiến mình căng thẳng là gì: khối lượng công việc, nguy cơ khi làm việc hay căng thẳng vì 1 cá nhân nào khác trong quá trình làm việc. Sau khi đã xác định xong thì bạn có thể làm 1 vài cách dưới đây:

  • Giảm tải lượng công việc được nhận bằng cách nói chuyện với quản lý
  • Yêu cầu với quản lý về việc thay đổi môi trường sao cho phù hợp, thoải mái hơn
  • Giải quyết mâu thuẫn với cá nhân đang ảnh hưởng tới công việc
  • Xin nghỉ 1 thời gian để cân bằng trở lại
  • Dành thêm thời gian cho bản thân

Nếu trẻ chỉ có các hành vi này ở trên trường thì hãy trò chuyện nhiều hơn với con, xem có chuyện gì xảy ra với trẻ trên trường không. Còn nếu trẻ có hành vi này cả ở nhà và nơi công cộng thì nên cho trẻ đến các cơ sở thăm khám để được đánh giá và tư vấn bởi các chuyên gia.

Nhiều người trong chúng ta gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở một thời điểm nào đó, vì vậy rất có khả năng chúng ta sẽ biết ai đó đang phải vật lộn với sức khỏe tâm thần của họ.

Theo NHS, Có rất nhiều cách đơn giản để giúp đỡ họ:

1.Cho họ biết bạn lo lắng: Điều này có thể là một cách tốt để bắt đầu cuộc trò chuyện. Nó cũng cho thấy bạn quan tâm đến người đó và dành thời gian cho họ – và họ không cần phải tránh mặt bạn.

2.Giữ mọi thứ như bình thường: Hãy làm những việc bạn thường làm – cư xử khác biệt có thể khiến người khác cảm thấy bị cô lập hơn. Đừng ngại ngần nói những lời động viên và tạo không gian để họ nói chuyện, cho dù qua điện thoại, nhắn tin hay trực tiếp.

3. An ủi họ: Lần đầu tiên ai đó nói về những lo lắng của họ là một bước ngoặc lớn. Tốt hơn hết là hãy thừa nhận điều này và an ủi họ. Cho họ biết bạn luôn sẵn sàng lắng nghe khi họ cần nói chuyện.

4. Dành thời gian lắng nghe: Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng. Hãy đặt những câu hỏi mở bắt đầu bằng “như thế nào”, “cái gì”, “ở đâu” hoặc “khi nào”. Điều này có thể giúp mọi người cởi mở hơn.

5.Không ép buộc: Đừng ép buộc ai đó phải nói chuyện với bạn, tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc đi khám bác sĩ thay họ, vì điều đó có thể khiến họ cảm thấy khó chịu. Hãy nhẹ nhàng khám phá lý do của họ và lắng nghe mà không phán xét, vì điều này có thể giúp họ tìm ra cách giải quyết.

6.Chăm sóc bản thân: Nghe ai đó bạn quan tâm đến đang gặp khó khăn có thể khiến bạn buồn. Hãy tử tế với bản thân và dành thời gian để thư giãn hoặc làm điều gì đó bạn thích.

7.Cung cấp sự giúp đỡ thiết thực: Những hành động tử tế nhỏ – chẳng hạn như đề nghị đi mua sắm hoặc đi khám bác sĩ cùng họ – có thể hữu ích. Tìm hiểu xem điều gì hiệu quả với họ. Bạn có thể giúp đỡ bạn bè hoặc thành viên gia đình của mình bằng cách nhận biết các dấu hiệu của vấn đề về sức khỏe tâm thần và kết nối họ với sự trợ giúp chuyên nghiệp.Hãy nói với họ rằng họ đã thực hiện một bước đi quan trọng đầu tiên bằng cách nói chuyện với bạn, và bây giờ điều quan trọng là họ nên nói chuyện với một chuyên gia.

1.Nhà tâm lý:

Các nhà tâm lý tùy theo ngành học và quá trình hành nghề sau này, được đảm bảo chuyên môn để cung cấp một hoặc một số dịch vụ về:

  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần cá nhân theo từng lứa tuổi
  • Chăm sóc tâm lý cặp đôi, hôn nhân, gia đình
  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần học đường
  • Trị liệu trong các tình huống khủng hoảng
  • Chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối
  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần người lao động
  • Hướng nghiệp và phát triển bản thân

2.Bác sĩ tâm thần: Là bác sĩ tốt nghiệp Y đa khoa, sau đó được đào tạo chuyên khoa Tâm thần học, trên Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh của Bộ Y tế ghi rõ phạm vi hoạt động chuyên môn là Chuyên khoa Tâm thần.

Chú ý: Không tồn tại chức danh “bác sĩ tâm lý”, chỉ có “bác sĩ tâm thần” hoặc “nhà tâm lý” mà thôi

3.Giáo viên giáo dục đặc biệt: Là người được đào tạo để dạy kiến thức, kĩ năng chăm sóc bản thân, kĩ năng hòa nhập cho trẻ em và người lớn có khuyết tật tâm lý hoặc/và thể chất.

Hiện nay thì bạn có thể đến thăm khám về tâm lý ở các bệnh viện có khoa tâm thần hoặc các trung tâm tâm lý có uy tín. Mỗi cơ sở lại có ưu và nhược điểm riêng. Bạn hãy tìm cho mình một cơ sở chất lượng.

Chúng tôi cũng tổng hợp một vài địa chỉ uy tín dưới đây:

Hiện nay thì bạn có thể đến thăm khám về tâm lý ở các bệnh viện có khoa tâm thần hoặc các trung tâm tham vấn, trị liệu tâm lý uy tín. Mỗi cơ sở lại có ưu và nhược điểm riêng. Bạn hãy tìm cho mình một cơ sở chất lượng. Chúng tôi gợi ý các danh sách các địa chỉ khám dưới đây tại khu vực Hà Nội:

Bệnh viện:

Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương
Địa chỉ: 4 Hồng Mai, Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: 024 3627 5762
Website: http://www.maihuong.gov.vn/

Bệnh viện Tâm thần Hà Nội
Địa chỉ: Ngõ 467 Nguyễn Văn Linh, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội Điện thoại: 024 3827 6534

Bệnh viện Tâm thần Trung ương I
Địa chỉ: Hòa Bình – Thường Tín – Hà Nội Điện thoại: 02433.853.227

Khoa Tâm thần – Bệnh viện Quân Y 103
Địa chỉ : 261 Phùng Hưng – Hà Đông – Hà Nội

Khoa Tâm bệnh học và Liệu pháp tâm lý, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội
Địa chỉ: 1 Phương Mai, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 3577 1100

Khoa Tâm thần – Bệnh viện Nhi trung ương
Địa chỉ: 18/879 đường La Thành, Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 024 6273 8965 hoặc 024 6273 8964
67

Phòng khám Tâm thần – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Địa chỉ: Số 1 Tôn Tất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 1900 6422

Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia
Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 3576 5344
Website:http://www.nimh.gov.vn Email:psyedu1@gmail.com

Trung tâm tham vấn, trị liệu tâm lý

Công ty CP Tham vấn, Nghiên cứu và Tâm lý học Cuộc sống – SHARE
Địa chỉ: 31 Ngõ 84 Trần Quang Diệu, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 024 22116989
Website: tuvantamly.com.vn

Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Khoa học Tâm lý Giáo dục – PPRAC Địa chỉ: Số 3 Ngách 5 Ngõ 259 Phố Vọng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: 024 3869 5154

Trung tâm Thông tin hướng nghiệp và nghiên cứu ứng dụng tâm lý – Hà Nội
Địa chỉ: 182 đường Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 024 355 39609 (số lẻ 203)
Email: crisp.ued@gmail.com

Văn phòng Dr.Phi –
Địa chỉ: Tầng 1 nhà C2 Vinaconex 1, 289a Khuất Duy Tiến, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Liên hệ : (+84) 983956660

Để bắt đầu điều trị, một người cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần.

Bước đầu tiên mà bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu tâm lý khỏe khác sẽ làm là trò chuyện với người đó để tìm hiểu thêm về các triệu chứng của họ, các triệu chứng đã kéo dài bao lâu và cuộc sống của người đó bị ảnh hưởng như thế nào. Bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát và làm các trắc nghiệm về tâm lý để xác định xem có các vấn đề sức khỏe khác hay không. Ví dụ, một số triệu chứng (chẳng hạn như thay đổi cảm xúc thất thường) có thể do các vấn đề về thần kinh hoặc hormone liên quan đến các bệnh mãn tính như bệnh tim, hoặc chúng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc. Sau khi đánh giá tổng thể sức khỏe của cá nhân và chẩn đoán tình trạng, bác sĩ sẽ xây dựng một kế hoạch điều trị.

Điều trị có thể bao gồm cả thuốc và liệu pháp tâm lý, tùy thuộc vào bệnh và mức độ nghiêm trọng của nó. Hiện nay phần lớn mọi người sẽ tìm đến bệnh viên có khoa sức khoẻ tâm thần hoặc các trung tâm trị liệu tâm lý để khám và chữa bệnh. Lưu ý: Bạn nên ưu tiên bệnh viện tâm thần/bệnh viện có khoa tâm thần nếu bạn có các triệu chứng tâm lý nặng, bệnh viện là nơi hỗ trợ điều trị ban đầu hiệu quả cho các trường hợp nặng, cần can thiệp y tế và tiết kiệm chi phí. Nên lựa chọn trung tâm tham vấn, trị liệu tâm lý nếu bạn cần đánh giá tâm lý chi tiết, có nhu cầu trị liệu tinh thần chuyên sâu và mong muốn có môi trường thoải mái, riêng tư hơn.

Trong thực tế chi phí khám và chữa bệnh về sức khoẻ tâm thân không quá đắt đỏ và đa dạng tuỳ theo nhu cầu khám và điều trị của người bệnh.

Chi phí khám chữa bệnh tại các bệnh viện với các bác sỹ chuyên khoa Tâm thần thường rơi vào khoảng 150.000 – 500.000 đồng. Nếu làm test tâm lý, xét nghiệm máu, điện não đồ thì mất thêm khoảng 300.000 – 500.000 đồng (tùy tình trạng và mức giá niêm yết tại cơ sở y tế). Trong khi đó, chi phí trị liệu với những nhà tâm lý có mức phí từ 300.000đ đến 3.000.000đ/buổi. Khoảng phổ biến là 500.000đ đến 1.000.000đ.

Không có cách chắc chắn nào để ngăn ngừa hoàn toàn bệnh tâm thần. Tuy nhiên giống như tình trạng sức khoẻ thể chất, bạn có thể tăng cường sức khoẻ tâm thần tốt để phòng tránh hoặc tránh tái phát các căn bệnh này bằng cách nâng cao nhận thức, gia tăng hiểu biết hơn về sức khoẻ tâm thần & xây dựng sức đề kháng với các vấn đề về sức khoẻ tâm thần

  • Chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo bằng cách quan sát cơ thể
  • Chăm sóc sức khỏe tâm thần định kỳ
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp khi cần: Các vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể khó điều trị hơn nếu bạn đợi đến khi các triệu chứng trở nên tồi tệ.Điều trị duy trì lâu dài cũng có thể giúp ngăn ngừa tái phát triệu chứng.
  • Chăm sóc bản thân chu đáo (để ý đến giấc ngủ, ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thường xuyên …)