Định nghĩa về Sức khoẻ tâm thần 

Sức khỏe tâm thần là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả trạng thái hạnh phúc về mặt tình cảm, tâm lý và xã hội. Chất lượng sức khỏe tâm thần của một người thường được đo bằng khả năng thích ứng của họ đối với những căng thẳng hàng ngày. Theo WHO, sức khỏe tâm thần được định nghĩa là một tình trạng sức khỏe mà mỗi cá nhân nhận thức rõ khả năng của mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường trong cuộc sống, làm việc hiệu quả và thành công và có thể đóng góp cho cộng đồng.

Sức khỏe tâm thần kém thường bị nhầm lẫn với bệnh tâm thần. Sức khỏe tâm thần không chỉ là không bị mắc các rối loạn về tâm thần. Nhưng sức khỏe tâm thần thực sự đề cập đến trạng thái hạnh phúc về mặt tâm thần của một người bất kể họ có mắc bệnh tâm thần hay không.

Đối với sức khoẻ tâm thần (SKTT), năm 2022, Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương đã định nghĩa: “Sức khỏe tâm thần không chỉ là trạng thái không có rối loạn tâm thần, mà còn bao gồm khả năng suy nghĩ, học hỏi và hiểu được cảm xúc của một người và phản ứng của người khác. SKTT là một trạng thái cân bằng, cả bên trong cơ thể và với môi trường. Các yếu tố thể chất, tâm lý, xã hội, văn hóa, tinh thần và các yếu tố liên quan khác đều tham gia vào việc tạo ra sự cân bằng này. Có mối liên hệ không thể tách rời giữa SKTT và sức khỏe thể chất”

Bệnh tâm thần là gì?

Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (American Psychiatric Association) định nghĩa bệnh tâm thần là một tình trạng sức khỏe liên quan đến “những thay đổi về cảm xúc, suy nghĩ hoặc hành vi – hoặc sự kết hợp của những yếu tố này”.1

Điều quan trọng cần lưu ý là sức khỏe tâm thần và bệnh tâm thần là khác nhau. Sức khỏe tâm thần đề cập đến khả năng hoạt động hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm có các mối quan hệ lành mạnh, tham gia các hoạt động thường ngày và đương đầu hiệu quả với những vấn đề bạn gặp phải.

Ngược lại, bệnh tâm thần đề cập đến các tình trạng sức khỏe tâm thần có thể chẩn đoán được, gây ra những thay đổi đáng kể trong cách bạn suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Những thay đổi này khiến bạn khó có thể hoạt động bình thường và gây ra sự khó chịu đáng kể.1

Nếu không được điều trị, việc chẩn đoán mắc bệnh tâm thần có thể ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày, bao gồm khả năng làm việc, chăm sóc gia đình và giao tiếp với người khác.

Giống như mắc các bệnh lý khác như tiểu đường hoặc tim mạch, việc mắc bệnh tâm thần không có gì đáng xấu hổ, và hiện nay đã có sẵn các dịch vụ hỗ trợ và điều trị.

Các yếu tố khác nhau được cho là ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe tâm thần:

  • Sự hài lòng trong cuộc sống: Khả năng tận hưởng cuộc sống của một người thường được sử dụng như một chỉ báo về sức khỏe tâm thần và hạnh phúc. Nó thường được định nghĩa là mức độ một người tận hưởng những khía cạnh quan trọng nhất trong cuộc sống của họ.
  • Một số yếu tố được cho là đóng vai trò quan trọng trong sự hài lòng về cuộc sống bao gồm: không cảm thấy ốm yếu, các mối quan hệ tốt đẹp, cảm giác được thuộc về, tích cực tham gia vào công việc và giải trí, cảm giác đạt được thành tích và tự hào, nhận thức tích cực về bản thân, cảm giác tự chủ và hy vọng.
  • Khả năng phục hồi: Khả năng vượt qua nghịch cảnh được gọi là khả năng phục hồi. Những người có khả năng phục hồi cũng có xu hướng có cái nhìn tích cực về khả năng đương đầu với những thách thức và tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội khi cần. Những người có khả năng phục hồi cao hơn không chỉ có thể đối phó với căng thẳng mà còn phát triển mạnh mẽ ngay cả khi gặp phải nó.
  • Sự hỗ trợ: Sự hỗ trợ xã hội rất quan trọng cho sức khỏe tâm thần tích cực. Cô đơn có liên quan đến cả các vấn đề về sức khỏe thể chất và tâm thần bao gồm bệnh tim mạch, trầm cảm, các vấn đề về trí nhớ, lạm dụng chất kích thích, lạm dụng rượu và chức năng não bị thay đổi.
  • Sự sụt giảm hỗ trợ xã hội do những thay đổi trong cuộc sống như đi học đại học, đối mặt với nghịch cảnh xã hội, đổi việc hoặc ly hôn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần. May mắn thay, nghiên cứu cho thấy rằng không nhất thiết phải là số lượng kết nối hỗ trợ mà bạn có là quan trọng nhất mà là chất lượng của những mối quan hệ này.
  • Sự linh hoạt: Có những kỳ vọng cứng nhắc đôi khi có thể tạo thêm căng thẳng. Sự linh hoạt về mặt cảm xúc có thể quan trọng như sự linh hoạt về nhận thức. Những người có sức khỏe tâm thần tốt trải qua nhiều cảm xúc khác nhau và cho phép bản thân thể hiện những cảm xúc này. Một số người kìm nén những cảm xúc nhất định, cho rằng chúng không thể chấp nhận được.
  • Thiếu linh hoạt về tâm lý có liên quan đến một số loại bệnh lý tâm thần, trong khi nghiên cứu cho thấy sự linh hoạt gia tăng được kết nối với sự cân bằng cuộc sống tốt hơn và khả năng phục hồi được cải thiện.

Những con số về vấn đề liên quan tới sức khoẻ tâm thần (Nguồn: WHO Việt Nam) 

  • Có gần 54 triệu người trên thế giới mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần như bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn cảm xúc lưỡng cực (số liệu năm 2008)
  • Khoảng 154 triệu người bị mắc trầm cảm.
  • Gần 1 triệu người tự tử mỗi năm.
  • Tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai ở nhóm tuổi 15-29. 79% số vụ tự tử trên toàn cầu xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình
  • Hơn 50% các nước phát triển không cung cấp bất cứ sự chăm sóc tại cộng đồng nào cho những người bị rối loạn tâm thần. Kết quả là hơn 75% người bị rối loạn trầm cảm tại các nước đang phát triển không được chữa trị thỏa đáng.
  • Tại Việt Nam, theo Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, tỷ lệ mắc 10 chứng rối loạn tâm thần phổ biến trong năm 2014 là 14,2%, trong đó riêng rối loạn trầm cảm chiếm 2,45%. Tỷ lệ tự sát trong năm 2015 là 5,87 trên 100.000 dân.
  • Trong năm 2003 nghiên cứu “Những cuộc đời trẻ thơ” cho thấy tỷ lệ rối loạn tâm thần ở học sinh tiểu học là 20%. Gần đây một số nghiên cứu ở quy mô nhỏ hơn cho thấy tỷ lệ rối loạn tâm thần khoảng 20-30% .

Tham khảo: WHO Việt Nam, verywellmind