Một trong những nội dung quan trọng nhất trong chiến lược hoạch định tương lai của đất nước chính là đổi mới giáo dục. Đó là giải pháp tất yếu nhằm thỏa mãn yêu cầu của hiện tại, đáp ứng những đòi hỏi của đời sống tương lai. 

Đổi mới giáo dục, trước hết phải bắt nguồn từ đội ngũ người làm giáo dục. Họ không chỉ cần đạt chuẩn nghề nghiệp của quốc gia, họ còn cần liên tục phát triển, hướng đến chuẩn giáo dục của khu vực và thế giới.

Mô hình giáo dục khai phóng kiến tạo nên đội ngũ giáo viên sáng tạo, chủ động, tích cực. Vậy điều gì làm nên sự sáng tạo trong mô hình giáo dục ưu việt này?

1 cô giáo đang chỉ tay lên bảng

1. Trau dồi xuyên suốt, liên tục trong cả quá trình công tác

Giáo dục khai phóng đề cao tinh thần học tập suốt đời. Một người giáo viên tốt không chỉ có năng lực chuyên môn và tâm huyết sư phạm, họ còn đánh giá cao tầm quan trọng của việc liên tục trau dồi tri thức.

Giáo dục khai phóng bổ sung các triết lý giáo dục cho giáo viên. Học tốt và dạy tốt sẽ luôn song hành với nhau và việc được học hỏi chính là một món quà quý báu mà người giáo viên nên trân trọng.

Một giáo viên khai phóng dám thừa nhận những hạn chế trong hiểu biết của mình, họ có thái độ tích cực và tư tưởng cởi mở để tiếp nhận, bổ sung những kiến thức mà họ đang thiếu.

2. Được học cách học

Giáo viên, tương tự như những người học khác, cần một nền tảng vững chắc. Đến với giáo dục khai phóng, giáo viên hoàn toàn không bị giới hạn trong hành trình tìm kiếm tri thức của mình. Tiếp thu tích cực và không ngừng sáng tạo sẽ khiến một người giáo viên trở nên thu hút trong mắt học sinh của mình.

Chính sự mở rộng phạm vi việc học cùng với cách học có tính khai mở, giáo dục khai phóng có tiềm năng mang lại cho người học một cơ hội lớn để biến chủ trương học tập suốt đời thành hiện thực, và tự trang bị cho mình một nền tảng văn hóa ngày càng vững, cũng như một khả năng sáng tạo phi thường.

3. Nâng tầm “chất” của chính mình

Giáo dục khai phóng đem lại những nền tảng kiến thức mới lạ, khác hẳn so với những phương thức giáo dục mà giáo viên hiện nay đã tiếp cận. Thay vì chỉ tập trung truyền đạt nội dung theo một chiều, giáo dục khai phóng mở ra cơ hội cho giáo viên tự khai vấn tri thức, từ nhiều góc độ khác nhau. Giáo viên không chỉ được học theo hướng tích hợp đào tạo khoa học cơ bản và khoa học sư phạm mà còn được tiếp cận những triết lí giáo dục độc đáo, những phương pháp dạy và học thực chất hơn.

4. Không đánh giá học lực, học vấn của người học, ngoài tự thân người học đánh giá

Điều đặc biệt của giáo dục khai phóng, khác với giáo dục chuyên nghiệp, nằm ở việc không thực hiện đánh giá theo một quy chuẩn nhất định. So với kết quả học tập, chương trình giáo dục khai phóng ưu tiên cho các trải nghiệm học tập hơn. Học tập phải là một quá trình tự học hỏi, tự giáo dục, tự làm nên chính mình. Vậy nên sự thay đổi của bản thân sau quá trình học cũng là do người học – mà ở đây là các giáo viên – tự cảm nhận.

5. Trau dồi sự tự tin

Giáo viên cũng cần tự tin khi dạy học. Nếu một giáo viên không tin tưởng vào điều mình đang nói thì học sinh của họ cũng vậy. Sự tự tin phải bắt nguồn từ đam mê công việc dạy học, hăng say cống hiến, yêu mến học trò của mình. Sự tự tin được nuôi dưỡng và phát triển thông qua quá trình làm dày kiến thức và kinh nghiệm của mình.

6. Khả năng có những cơ hội mới

Không ngại cái mới, cái thay đổi, một giáo viên tích cực khai phóng sẽ luôn tìm kiếm những cơ hội cho chính bản thân mình. Tư tưởng bắt kịp thời đại, không bảo thủ, vui vẻ tiếp nhận điều mới mẻ. Họ cũng tích cực nâng cao nghiệp vụ, dám đi sâu nghiên cứu. Họ cũng dần hình thành được một bản đồ học tập cho riêng mình, thứ sẽ giúp họ đưa ra những quyết định sắc bén và sáng suốt về công việc.

7. Góc nhìn toàn cảnh mới

Đảm nhận một trách nhiệm vô cùng cao cả, giáo viên cần được giáo dục phổ thông hơn, không chỉ bó hẹp trong các chuyên ngành mà họ dạy. Họ cần phải suy nghĩ nhiều hơn về một chương trình giáo dục phổ thông toàn diện sẽ như thế nào. Giáo dục khai phóng giúp giáo viên khai mở đầu óc, rèn cách nghĩ để có thể hiểu được những biến động xung quanh, hình dung được tương lai cùng các biến chuyển của xã hội.

8. Một trải nghiệm tự do hóa

Một số tài liệu cho rằng bản thân giáo dục của giáo viên có thể tự do hóa. Nền tảng của các khóa học giáo dục, nếu được cải thiện và tập trung hơn vào chương trình giảng dạy, có thể là một phần kinh nghiệm của họ trong giáo dục giáo viên. Chương trình nên được tự do hóa cho họ.

Nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành giáo dục đang theo đuổi thành công sự nghiệp trong các lĩnh vực con người khác, điều này cho thấy rằng kinh nghiệm của họ trong giáo dục giáo viên chuẩn bị cho chúng rộng hơn là để chương trình giảng dạy, có thể là một phần của nền giáo dục khai phóng mạnh mẽ cho giáo viên.

Giáo dục khai phóng tạo cơ hội cho người học lựa chọn chương trình học phù hợp với cá tính, năng lực cá nhân. Bản thân giáo dục của giáo viên chính là một trải nghiệm tự do hóa.

9. Trở thành người truyền cảm hứng khai phóng

Giá trị lớn nhất của giáo dục khai phóng chính là sự tương tác của con người, giữa người dạy với người học. Khi người thầy truyền cảm hứng cho người học có thể học tập suốt đời, sau khi rời nhà trường, thích nghi với mọi biến động của cuộc sống.

Người giáo viên theo triết lý giáo dục khai phóng phải quan tâm, yêu thích giảng dạy, sẵn sàng và tích cực tương tác với người học cũng như đồng nghiệp, sẵn sàng hợp tác trong giảng dạy, không tự bó hẹp trong vai trò giảng dạy kiến thức, họ còn cần tạo ra những tác động tích cực lên con đường học tập của học sinh.

10. Cuối cùng, giáo dục khai phóng là một chương trình mở hoàn toàn nên chắc chắn giá trị thu được ngoài kiến thức còn có nhiều thứ khác không thể đo đếm được, có thể kể đến như:

  • Tăng khả năng ăn nói, ăn nói gãy gọn, sinh động. Biết cách diễn đạt hơn, nói rõ trọng tâm, đúng trọng điểm.
  • Bồi dưỡng khiếu hài hước, khiến học trò có thể đạt tới tâm lý thoải mái.
  • Thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm, vui vẻ tiếp thu các ý kiến và kiến nghị.
  • Không can thiệp quá sâu vào việc của học trò, tin tưởng và trao quyền cho học trò trong một số trường hợp có thể.

Giáo dục khai phóng là hướng đi cần thiết cho giáo dục đại học Việt Nam dù sẽ có nhiều thách thức, nhất là đối với đội ngũ giáo viên. Kiến thức và kỹ năng của họ cần phải được rèn luyện thường xuyên, lâu dài. Hy vọng những đầu tàu tri thức của Việt Nam sẽ là một nguồn nhân lực chất lượng cao, một đột phá chiến lược; đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Share This Post!