Mỗi người chúng ta đều đã từng thất tình, bị một chấn thương nào đó,… Làm thế nào giải thoát được khủng hoảng hiện sinh mà mỗi người chúng ta đã từng trải qua? Hay một vấn đề khác mà ai cũng quan tâm đó là tự do cá nhân, mỗi người theo đuổi nguyên tắc sống của mình, theo đuổi giá trị đạo đức của mình. Vậy tiêu chí đạo đức là gì?
Bài giảng đầu tiên của thầy Nguyễn Vũ Hảo trong chuyên đề “Triết học và rèn trí nghĩ” của chương trình Libero22 bàn về Triết học hiện sinh, một lĩnh vực nghiên cứu quan tâm đến những câu hỏi cơ bản về sự tồn tại của con người, khám phá những vấn đề như bản chất của ý nghĩa, vai trò của tự do và lựa chọn, cũng như việc tìm kiếm mục đích và sự viên mãn trong cuộc sống.
1. Triết học và các lĩnh vực của triết học
Từ nghị quyết số 01, Đại hội Đảng VI, khi nghiên cứu về triết học, chúng ta thường mặc định nghiên cứu về triết học Mác – Lê-nin (từ 2008 chuyển sang môn Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin) mà không quan tâm đến các trào lưu khác. Điều này dẫn tới các học viên không có cái nhìn đầy đủ về triết học. Chúng ta cần hiểu rằng, triết học Mác – Lê-nin chỉ là một bộ phận của triết học thế giới, ta phải quan tâm nghiên cứu các di sản triết học của cả phương Tây lẫn phương Đông.
Triết học có rất nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng có một điểm chung: “Triết học là lĩnh vực nghiên cứu các đặc trưng cơ bản chung nhất và các nguyên tắc nền tảng của nhận thức, tồn tại người và mối quan hệ giữa con người và thế giới.”
Triết học dùng khái niệm chung, nhìn bức tranh toàn cảnh đời sống tinh thần và vật chất, để hiểu cuộc đời, chúng ta từ đâu ra. Triết học gắn với thế giới quan. Tất cả nền triết học nghiên cứu về con người và vị trí của con người trong thế giới đó.
Định nghĩa của triết học theo các bộ phận/lĩnh vực của triết học gồm
- siêu hình học: trong đó có bản thể luận: học thuyết về tồn tại.
- nhận thức luận hay tri thức luận: nghiên cứu về chân lý.
- đạo đức học: lương tâm, trách nghiệm, lối sống, hạnh phúc, bất hạnh,..
- thẩm mỹ học/mĩ học: nghiên cứu về cái đẹp, trong tự nhiên, nghệ thuật. Một lĩnh vực Việt Nam đang rất cần đầu tư để phát triển.
- logic học: quy luật về tư duy. Logic tình thái, phi cổ điển, toán học, biện chứng. Rất nhiều trường ĐH sv đc học môn logic, cách tranh luận, biện luận.
- lịch sử triết học: có rất nhiều giai đoạn, triết học phương đông phương tây từ cổ đại đến hiện đại.
- nhân học triết học: nghiên cứu con người dưới góc độ triết học: các ngành khác dựa vào để nhìn cái nhìn liên kết.
Ngoài ra còn có triết học ứng dụng đối với một bộ phận thực tại và đời sống xã hội: có vô vàn rất loại triết học. Hiện nay cách mạng công nghệ 4.0 đã làm nổi lên triết học công nghệ. ChatGPT có thể được coi là một ví dụ thuộc về triết học công nghệ.
Triết học gồm lĩnh vực cốt lõi và lĩnh vực triết học ứng dụng. Khi kết nối lại, sẽ tạo nên sự đột phá.
2. Dẫn nhập: Những vấn đề gợi mở trong chủ nghĩa hiện sinh
Vấn đề ý nghĩa cuộc đời: Phần lớn chúng ta đều mải mê trong guồng quay của cuộc sống mưu sinh. Có những người cuộc sống vô cùng nhàm chán, “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” nhưng vẫn chỉ đủ tiền duy trì cuộc sống. Vậy thì, chúng ta sống vì điều gì?
Tính cá nhân, độc nhất vô nhị: Mỗi người giống như đinh ốc trong một guồng máy. Chủ nghĩa hiện sinh đặt ra mỗi người có một bản sắc, không ai thay thế được. Chúng ta không đánh mất cái tôi của mình, đừng đồng nhất mình, đừng chạy theo đám đông, phải giữ lại một cái gì đó, cái tôi độc nhất vô nhị trên cõi đời này.
Vấn đề quyền tự do lựa chọn của mỗi người đối với số phận của mình: nếu chúng ta hi sinh tự do từ cái tất yếu (xã hội, tôn giáo), mỗi người cần có sự lựa chọn về số phận của mình. Liệu chúng ta có thể quyết định được số phận của mình hay không?
Vấn đề lối sống và phương thức sống để khẳng định giá trị của mình trong xã hội: Chúng ta giữ được cái tôi hay sẵn sàng đánh mất mình? Sống như thế nào, đối nhân xử thế ra sao. Có một dự án về cuộc đời hay không?
Hiện sinh là cái không thể thay đổi, bất di bất dịch, một nguyên tắc sống, giá trị sống. Hiện sinh có thể tốt có thể xấu. Nếu từ bỏ thì không còn là mình nữa. Đây là một cái gì đó bẩm sinh, không bao giờ cho phép thay đổi. Nó thể phù hợp với chuẩn mực xã hội hoặc không. Nhưng chuẩn mực xã hội chưa chắc đã đúng, rất tương đối. Dẫu vậy, trong hoàn cảnh đó, nó chia hiện sinh ra thiện hoặc ác.
Cuối cùng là vấn đề về cái tôi cá nhân và cái tôi đích thực: Tôi là ai? Tại sao tôi lại được sinh ra trong đất nước này, trong gia đình này chứ không phải ở một nơi khác?
Để biết mình là ai không dễ, trong cái tôi có rất nhiều cái tôi. Không thể trạng thái tâm lí, khi yêu người khác chưa chắc đã biết đâu. Không phải bình thường mình đã nhận ra cái tôi. Minh cứ tưởng là mình nhưng hoá ra một thời gian lại hiểu đó không phải là mình. Những người bị đột tử chưa kịp suy tư mình là ai đâu. Chủ nghĩa hiện sinh gợi ra những vấn đề đó.
3. Vấn đề về cái tôi đích thực
3.1. Tiểu sử của M. Heidegger
Martin Heidegger (1889 – 1976) có thể được coi là người đặt nền tảng cho chủ nghĩa hiện sinh Đức.
3.2. Bản thể luận của M. Heidegger
Bản thể luận của M. Heidegger là học thuyết tồn tại người, cấu trúc của tồn tại người
Thân xác của mình không phải là tồn tại người. Khi mình yêu ghét ai thì có phải là mình không? Mình là ai? Vấn đề cơ bản nhất là: tại sao cái hiện hữu nói chung cũng chẳng hơn gì so với hư vô? Khi mình chết đi thì mọi thứ chẳng còn ý nghĩa gì cả, trở thành hư vô. Giống tư tưởng vô thường trong Phật giáo.
Theo Heidegger, triết học châu Âu truyền thống trước ông chỉ đặt ra vấn đề về cái hiện hữu, chứ không đặt ra vấn đề: Thông qua cái gì mà tất cả mọi cái hiện hữu mới có thể là hiện hữu? Tức là triết học truyền thống đã không đặt ra vấn đề về tồn tại (con người).
Nếu không có tôi thì mọi thứ có ý nghĩa gì không?
Trong tác phẩm “Tồn tại và thời gian”, Heidegger đưa ra các khái niệm cơ bản của bản thể luận nền tảng, phân biệt tồn tại (Dasein) và cái hiện hữu (Seiendes).
Tồn tại (Dasein) là tồn tại của con người, xuất phát điểm, là hiện thực đầu tiên có tính thứ nhất, một hiện hữu đặc biệt nhất, vì con người không phải là vô cơ hay hiện hữu sinh vật, mà là hiện hữu ý thức được hiện hữu của mình, có khả năng tự hỏi về vấn đề hiện hữu.
Con người có thể suy tư về số phận của mình. Tồn tại thân xác của tôi không quan trọng. Tồn tại người nói chung không phải là một đối tượng, những người khác thì nhìn thấy thân xác của mình thôi.
Tương lai nhân loại: ghép được bộ não thì chuyện gì sẽ xảy ra. Lúc đó khuôn mặt hay vân tay đều không có ý nghĩa gì hết? thì lúc đó sẽ như thế nào?
Một yếu tố rất quan trọng trong tồn tại người là cái chết. Nhà giàu: có thể giảm lão hoá, kéo vô hạn thì nó có kéo đến vô hạn không?
Thời gian hiện sinh nó khác, tương lai bắt đầu từ cái chết. Suy tư về cái chết là chìa khoá. Nếu mình không chết thì không có chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa hiện sinh sẽ sụp đổ. Chúng ta phải sống sao cho có ý nghĩa.
Có 2 loại cái chết: cái chết hiện sinh và cái chết sinh học. Có những người đang sống mà như đã chết. Theo chủ nghĩa hiện sinh, chết là kết thúc cuộc đời, không còn gì nữa, không thừa nhận linh hồn.
Cái hiện hữu hay vật hiện hữu: khác với tồn tại, nó là cái cụ thể được hình thành bằng một cách nào đó, có thể là vật chất hay tinh thần. Cái hiện hữu không thể làm nền tảng cho chính nó, mà nền tảng của nó là tồn tại.
Cái hiện hữu là đối tượng của khoa học tự nhiên. Nó chỉ là những thứ khoa học nghiên cứu một đối tượng rất cụ thể, có thể cân đo đong đếm được, kiểm chứng được. Nhưng tồn tại người thì không.
Heidegger phê phán triết học châu Âu truyền thống sao Socrates (Platon, Aristote, Descartes, Kant, Hegel,…) bởi vì nó không phân biệt được cái tồn tại và cái hiện hữu.
Triết học Mác chưa quan tâm đầy đủ đến con người cá nhân mà chỉ quan tâm đến con người xã hội thôi, chưa phân biệt được cái hiện hữu và tồn tại người.
3.3. Phương thức thực và không thực của tồn tại người
3.3.1. Phương thức thực của tồn tại người: là phương thức tồn tại, trong đó con người bị nuốt chửng bởi môi trường vật chất hoặc môi trường xã hội của mình. Khi đó, con người có xu hướng được xem như một đồ vật, công cụ.
Phương thức này có xu hướng đồng nhất tồn tại với cái hiện hữu, thế giới với cái hiện hữu trong thế giới đó. Nó đang ngự trị trong truyền thống triết học, coi con người giống như mọi sự vật, quên lãng đi tính thời gian, tính lịch sử, tính hữu hạn của tồn tại con người.
Phương thức triết lý này chính là sự chạy trốn của tồn tại con người khỏi chính bản thân mình. Heidegger phê phán quan điểm khách quan, theo đó người ta có thể hoàn toàn tùy ý, tùy tiện thay thế nhân cách này bằng nhân cách khác, đặt một người vào chỗ của bất cứ một người nào khác, xem con người như cái đinh ốc trong một bộ máy nào đó.
Con người cứ hao hao giống nhau, không ai bộc lộ, đó là hiện tượng bình quân hóa. Trong cách nhìn bình quân hóa này, con người không có bản sắc riêng, con người bị gọt tròn trĩnh, không có chút sắc cạnh nào.
Điều này khiến cho xã hội xuất hiện những kẻ bán rẻ lương tâm, danh dự, nhân phẩm của mình, nịnh bợ, uốn cong ngòi bút, những kẻ phải sống trái lòng mình, sống không thực, giả dối, sống vô trách nhiệm,..
Nếu như không ai phải chịu trách nhiệm về hành vi và hành động của mình sẽ dẫn tới xung đột giữa cá nhân và xã hội.
Phương thức tồn tại không thực xuất phát từ cấu trúc bản chất của tồn tại người nói chung, chứ không xuất phát từ quan hệ xã hội.
3.3.2. Phương thức thực của tồn tại người
Phương thức tồn tại thực là phương thức tồn tại mà trong đó con người ý thức được tính lịch sử, tính hữu hạn và tự do của mình, sống trung thành với lương tâm của mình, nguyên tắc của mình, cái tôi của mình.
Cái tôi đích thực là lương tâm, là nguyên tắc sống, giá trị sống và là lẽ sống cả cuộc đời mà ta không bao giờ từ bỏ và sẵn sàng hy sinh vì nó. Điều này có thể được bộc lộ rõ nhất vào thời điểm khi mà con người đang hấp hối, khi con người phải đối mặt với cái chất, đối mặt với cõi hư vô.
Ngồi trước gương nhưng chưa chắc biết mình là ai. Nhưng khi bị bệnh hiểm nghèo, sắp chết thì mới biết ai là quan trọng với mình. Khi thất tình đừng vội quyên sinh, vì là vô nghĩa. Khủng hoảng hiện sinh thì mới biết cái tôi của mình là ai.
Cách duy nhất để con người thoát khỏi lĩnh vực đời thường và hướng đến cái đích thực của bản thân mình là nhìn thẳng vào cái chết. Trong trạng thái đó, người ta sẽ khám phá ra những bí mật sâu kín nhất của tồn tại người, ý thức được hiện sinh của mình, cảm nhận được nỗi sợ hãi hiện sinh.
4. Vấn đề khủng hoảng hiện sinh: K.Jaspers về các tình huống giới hạn như là cách thức nhận diện cái tôi
K.Jaspers (1883 – 1969) là một nhà triết học hiện sinh hữu thần có ảnh hưởng người Đức. Theo ông, triết học chính là lời kêu gọi thường xuyên suy tư vượt ra ngoài tồn tại hiện có của chúng ta và tri thức về thế giới. Ông đã đưa ra triết lý về biển, theo đó biển là hiện tại trực quan của cái vô hạn.
Tình huống giới hạn (grenze situation): Đó là tình huống mà qua đó chúng ta mới thực sự tair nghiệm được chính bản thân mình, đạt được tới cái tôi đích thực của mình và nhận rõ: thật ra đối với tôi, ai và cái gì là quan trọng, tôi thật sự là ai.
Tôi là ai trên cõi đời này? Nhờ đó tôi khám phá ra bản thân tôi nhờ tình huống giới hạn. Rất gần với khủng hoảng hiện sinh.
Nhận diện cái tôi qua tình huống giới hạn: mắc tội lỗi (đắc tội với ai đó), làm người ta bị thương tật suốt đời, lừa tình. Hoặc thất tình: cảm thấy trái đất sập mất rồi; đau khổ vì một lý do nào đó; hiện tượng ngẫu nhiên làm mình phải suy tư; bị phản hồi, không được báo đáp, bị coi như 1 công cụ, phương tiện, bị thất hứa. Hoặc bị nghi oan mà không cách nào lý giải được. Hoặc mất người thân. Hoặc vỡ nợ, cta muốn làm giàu nhanh, phá sản, nhà cửa chẳng còn, nhà còn không còn nơi nương tựa. Khi phá sản thì không ai cho vay, lúc đấy mới biết ai quan trọng với mình. Hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. Hoặc tình trạng sắp chết và suy tư về cái chết: nếu thoát chết sẽ sống cuộc sống có ý nghĩa.
Nói tóm lại, tình huống giới hạn đù là tốt hay xấu đều không nhất thiết phải trải qua, trải qua từ kinh nghiệm của người khác, từ đó rút ra bài học cho chính mình.
Mình là nhà giáo lên bục giảng nhưng nói những điều sai sự thật, thì có nên không? Nguy cơ đánh mất cái tôi rất lớn, luôn thường trực ở ông trực vụ cao nhất đến thấp nhất. Nếu lấy được người mình yêu, cả cuộc đời này không ân hận. Lấy người mình không yêu cũng không thể chấp nhận được. Cái chọn cái nghề nào thì phải chấp nhận cả cái may cái rủi, cái hay cái dở của nó. Làm nghề này lợi nhuận cao nhưng nguy cơ rất lớn. Vấn đề về lương tâm. Con người phải khác con vật ở chỗ không có hoài bão, quyết tâm, không đi đến kết thúc, không thành công cũng phải thành nhân. Chủ nghĩa hiện sinh đề cao lý trí. Mình là quyết định, phải có dự án, năm nào làm gì, tháng nào làm gì. Anh nào thích ai đó cũng phải có dự án chinh phục. Tự do là sự lựa chọn. Hãy là chính mình, làm cho mình khác đi.
5. Vấn đề tự do và các nguyên tắc sống như các giá trị đạo đức
J.P.Sartre (1905 – 1980) là nhà triết học hiện sinh vô thần người Pháp, một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng trong triết học phương Tây thế kỷ XX. Satre nhấn mạnh việc con người có thể sáng tạo ra các giá trị đạo đức và không thừa nhận cải thiện lí tưởng, cải thiện được định sẵn một cách khách quan ngay từ đầu, cũng như bất cứ chuẩn mực đạo đức nào được ấn định từ bên ngoài.
Không thừa nhận các chuẩn mực đạo đức khách quan. Mỗi người phải tự tạo ra giá trị của mình, phải chịu trách nhiệm cho cuộc đời của mình.
Tự do là một sự lựa chọn, lựa chọn chân lý, giúp con người khác con vật. Nhờ tự do con người mới là con người, phải có lập trường thái độ của mình. Chủ nghĩa hiện sinh chủ trương bênh vực tự do tuyệt đối với cá nhân, nhưng không phải thích làm gì thì làm, không làm trái lương tâm của mình. Ví dụ ai có nguyên tắc báo hiếu với bố mẹ thì không bao giờ làm những gì bất hiếu. Đấy là chủ trương tự do tuyệt đối với giới hạn. Tự do có mối liên hệ chặt chẽ với trách nhiệm. Lựa chọn nghề nghiệp thì không được than thân trách phận.
Các ví dụ về sự vô đạo đức:
- Nhà giáo cho điểm phải công bằng, không thể vì ghét mà cho ít điểm, đánh giá phải rõ ràng.
- Bác sĩ phải kê đúng thuốc, nói đúng bệnh của bệnh nhân
- Nhà báo phải nói sự thật, truyền thông không được đưa ra thông tin sai sự thật.
- Công an quân đội: thiệt thòi nhất vì không có tiếng nói riêng, nhưng sống không khác gì con vật, phải tuân thủ lệnh trên xuống. Đại biểu quốc hội không dám nói ý kiến của mình, chính khách cũng thế, Trung Quốc ép nói thế nọ thế kia.
- Phải tuân thủ chuẩn mực đạo đức
- Không làm hàng giả hàng nhái, quảng cáo quá mức trong doanh nghiệp.
Sự phù hợp của ý thức và hành động con người với nguyên tắc của chính mình, với lương tâm mình theo phương châm: “Hãy là chính mình!”, đồng thời: “Hãy làm cho mình khác đi!”.
Sống có đạo đức tức là sống với tồn tại thực của mình, với lòng mình, với lương tâm của mình, giữa được phẩm giá của mình, nguyên tắc sống của mình trong mọi hoàn cảnh.
Sống trái đạo đức chính là sống với tồn tại không thực, trái lòng mình, trái lương tâm của mình, trái với nguyên tắc sống của mình.
Con người có thể thay đổi nguyên tắc từ mình, nhưng mà phải từ nguyên nhân bên trong mình, chứ không phải do áp lực bên ngoài.
6. Vấn đề ý nghĩa cuộc sống: quan niệm của J.P.Sartre về mối quan hệ giữa tồn tại và bản chất
Con người tồn tại mới có bản chất.
Trong tác phẩm “Chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa nhân bản” (L’existentialisme est un humanisme), Sartre đưa ra và phân tích luận đề: ở con người, tồn tại có trước bản chất.
Theo ông, bản chất là do con người tự tạo nên, tự sáng tạo nên nhờ tự do lựa chọn của mình, bằng hoạt động sáng tạo của mình trong hoàn cảnh sống của mình: Con người phải tồn tại đã rồi mới có thể tạo ra bản chất của mình sau đó.
Chính sự tồn tại của con người có trước nói lên sự khác biệt giữa con người và đồ vật. Đồ vật chỉ là tồn tại tự nó, không thể sáng tạo ra nó. Bản chất của nó chẳng hạn bản chất của con dao xén hat bất cứ một vật dụng nào khác như cuốn sách, ngôi nhà, cái bàn,..là có trước tồn tại của nó, bản chất ấy được con người mang đến cho nó. Bản chất có trước tồn tại là thuộc tính chung của mọi vật, kể cả các sinh vật với tư cách là tồn tại tự nó. Điều này nhấn mạnh tính tích cực, sáng tạo của con người trong tự do lựa chọn của mình, tạo ra bản chất của mình.
Vấn đề ý nghĩa cuộc sống chính là: Cuộc đời chỉ có ý nghĩa khi con người có ước mơ, có hoài bão, có khát vọng, có bản dự án cuộc đời và biến nó thành hiện thực.
7. Một số nhận định chung về chủ nghĩa hiện sinh
-
Đóng góp của chủ nghĩa hiện sinh:
-
- Đề cao tính tích cực của ý thức cá nhân với tư cách là chủ thể sáng tạo, cam kết và tham gia tích cực vào hoạt động xã hội và vào việc kiến tạo bản chất của mình.
- Đề cao tự do, ý chí và nghị lực của con người cá nhân, sự quyết tâm dám vượt qua hoàn cảnh để thực hiện cái Tôi của mình, hiện sinh của mình, thực hiện dự án, kế hoạch của mình và làm thay đổi số phận mình.
- Đề cao tính độc lập, tính độc đáo, tính không lặp lại về nhân cách của con người cá nhân, đề cao tự do ý chí, khả năng giữ được cái Tôi của mình, không bị tha hóa, không đánh mất mình trong mọi hoàn cảnh, kể cả những tình huống khắc nghiệt nhất.
- Đề cao tính nguyên tắc của lối sống và tinh thần dám chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình, về tất cả những gì mình đã nói và làm.
- Chủ nghĩa hiện sinh phê phán sự dối trá, thói giả dối của ý thức thỏa hiệp, sự vô nguyên tắc, đề cao tính nguyên tắc và tính kiên định của sự lựa chọn với tư cách là điều kiện để hình thành cá tính đích thực.
- Phê phán tình trạng tha hóa tinh thần, làm thế nô dịch của con người đại chúng, nguy cơ đánh mất cái tôi, cái tồn tại đích thực của con người: nguy cơ biến mình thành công cụ hay phương tiện trong tay ké khác.
- Các tiêu chuẩn đạo đức chẳng hạn của Sartre có thể có những yếu tố tích cực và hợp lý nhất định, trong trường hợp, khi nguyên tắc đạo đức của con người cá nhân là phù hợp với cái thiện, với giá trị chuẩn mực của đạo đức xã hội.
-
Hạn chế của chủ nghĩa hiện sinh:
-
- Xu hướng của chủ nghĩa chủ quan và chủ nghĩa duy ý chí.
- Đề cao chủ nghĩa cá nhân và có xu hướng khuyến khích chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Điều này gây ra nguy cơ nổi loạn, nguy cơ bất ổn xã hội, nguy cơ xung đột lợi ích giữa cá nhân và cộng đồng, hay giữa các cá nhân; hay xuất hiện những người theo đuổi những nguyên tắc cứng nhắc, thiếu khoan dung, thiếu sự hòa đồng, thiếu khả năng điều chỉnh của một xã hội hài hòa.
- Quan niệm của chủ nghĩa hiện sinh về tự do mang tính chủ quan và cực đoan.
Thùy Dương tóm tắt
theo bài giảng của Giáo sư Nguyễn Vũ Hảo trong chuyên đề “Triết học và rèn trí nghĩ”
của chương trình Libero – Giáo dục khai phóng cho mọi người.