Chủ nghĩa hiện sinh là triết học của giới nghệ sĩ, thể hiện tư tưởng triết học rất thâm thúy. Vậy những người học công nghệ thì sao? Giao tiếp liên văn hóa và xung đột văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Cùng theo chân thầy Nguyễn Vũ Hảo trong buổi 2 của chuyên đề “Triết học và rèn trí nghĩ” của chương trình Libero22 để bàn về những vấn đề của giao tiếp liên văn hóa và xung đột văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa.

1. Ludwig Wittgenstein – Cuộc đời và tác phẩm

Triết học phương tây thế kỷ XX, XXI nổi lên một số gương mặt vĩ đại. Trong đó có Martin Heidegger, người thứ 2 là Ludwig Wittgenstein.

Ludwig Wittgenstein (1889-1951) là một trong những nhà triết học có ảnh hưởng nhất đến triết học phương Tây thế kỷ XX.

Tiểu sử

  • L.Wittgenstein sinh ngày 26 tháng 4 năm 1889 tại Viên. Ông là con út của một gia đình khá giả có 8 người con. Bố ông là nhà doanh nghiệp có thế lực trong lĩnh vực công nghiệp thép. Mẹ ông là người chơi piano.
  • Ở gia đình ông, các con được dạy dỗ bởi các gia sư và được chăm sóc bởi người giúp việc. Sau khi học tại gia, Wittgenstein có học 3 năm tại trường phổ thông trung học tại thành phố Linz.
  • Khi còn nhỏ, cậu bé Wittgenstein tỏ ra có năng khiếu về kỹ thuật.
  • Wittgenstein đã học ngành chế tạo máy 3 học kỳ tại trường đại học kỹ thuật ở Berlin, sau đó lại chuyển đến trường đại học Manchester về chuyên ngành kỹ thuật hàng không.
  • Ngay từ 1909, Wittgenstein đã quan tâm đến logic toán học và các vấn đề triết học mà Bertrand Russells đưa ra và 1912 chuyển sang học thư về logic và triết học tại trường đại học Trinity ở Cambridge. Ông là học trò của Russells ở Cambridge và chịu ảnh hưởng của Gottlob Frege & Jena.
  • Cuốn “Những định luật cơ bản của toán số học” của Frege và cuốn “Những nguyên lý cơ bản của toán học” của Russells là sách gối đầu giường của Wittgenstein.
  • Năm 1913, Wittgenstein chuyển đến học ở Trường đại học Na Uy nơi làm việc của George Edward Moore.
  • Năm 1914, ông hiến tặng một phần trong số gia tài kế thừa từ người cha quá cố (200.000 cua-ron) cho các nghệ sĩ nghèo. Cùng năm đó, ông tình nguyện phục vụ trong quân đội. Trong thời gian này, ông viết cuốn tiểu luận về logic – triết học.
  • Một người bạn thân của ông là Pinsent bị chết vì tai nạn năm 1918, ông đã có ý định tự vẫn. Được một người bác khuyên nhủ, ông từ bỏ ý định này và tiếp tục viết cuốn tiểu luận về logic- triết học. Trong tác phẩm này, ông coi tự vẫn là tội lỗi. (3 trong số 4 anh em trai của ông đã tự tử).
  • Từ tháng 11 năm 1918 đến tháng 8 năm 1918, ông bị bắt làm tù binh ở Italia.
  • Tháng 8 năm 1919, sau khi được trả lại tự do, Wittgenstein trở về Viên.
  • Để bắt đầu một cuộc đời mới, ông đã tặng cho các anh chị em mình gần như toàn bộ tài sản kế thừa của mình.
  • 1920 -1926, là giáo viên phổ thông tại Kirchberg am Wechsel. Là một người thầy rất nghiêm túc và nghiêm khắc, ông va chạm với các phụ huynh học sinh.
  • 1929, Wittgenstein hoàn thành chương trình tiến sĩ với tác phẩm tiểu luận về logic- triết học. Sau đó, ông làm việc ở trường đại học Chúa ba ngôi đến năm 1936. Bài giảng và phong cách của ông đã ảnh hưởng lớn đến nhiều thế hệ sinh viên.
  • 1936-1937, sang Na Uy, ở đó ông đã bắt đầu viết cuốn Những nghiên cứu triết học và cuốn luận giải về những nền tảng của toán học.
  • Sau đó, ông chính thức trở thành giáo sư triết học khoảng 8 năm tại sau khi ghế bộ môn của Moore bị bỏ trống. Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ 2, ông thường quay trở về Cambridge để thực hiện các hoạt động giảng dạy.
  • 1947, ngừng giảng dạy để tập trung cho các công trình nghiên cứu của mình.
  • Ông mất năm 1951 vì bệnh ung thư.

Các tác phẩm chính

  • Tiểu luận về logic- triết học (1921).
  • Những nghiên cứu triết học (xuất bản bằng tiếng Anh năm 1953, bằng tiếng Đức năm 1970).
  • Ngoài ra: Luận giải về những nền tảng của toán học (1956), Sách Xanh và sách Nấu (1958, bằng tiếng Đức năm 1970), Ngữ pháp triết học (1960), Những bài giảng và các cuộc bàn luận về mỹ học, tâm lý học và niềm tin tôn giáo (1966, bằng tiếng Đức năm 1968), Bản viết nhỏ (1967), Bàn về Xác tín (1969), Chú giải về triết học (1975),…

Wittgenstein chịu ảnh hưởng của Kant, Augustin, Schopenhauer, Kierkegaard, Frege và L. Tonxtoi. Bản thân ông đã tạo ra hai hệ thống triết học có cùng đối tượng, nhưng lại khác nhau về cách tiếp cận. Ông được coi là người cha tinh thần của triết học phân tích.

Nếu Wittgenstein sơ kỳ tập trung vào việc xây dựng một ngôn ngữ lý tưởng trên cơ sở của chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm, thì Wittgenstein hậu kỳ lại tập trung vào phân tích ngôn ngữ thường ngày trên cơ sở triết học xã hội với các khái niệm như trò chơi ngôn ngữ, phương thức sống …

Ludwig Wittgenstein

2. Những vấn đề của giao tiếp liên văn hóa và xung đột văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa

2.1. Toàn cầu hóa và giao tiếp liên văn hóa

  • Các quan niệm về toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa có từ khi có châu Mỹ. Có người cho rằng toàn cầu hóa hình thành tư bản chủ nghĩa. Mác đã đề cập đến vấn đề này trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản”: Chủ nghĩa tư bản mãi mãi là tất yếu?

Toàn cầu hóa là quá trình hình thành không gian thống nhất kinh tế – văn hóa – chính trị … trên phạm vi toàn cầu dựa  trên cơ sở công nghệ thông tin hiện đại. Toàn cầu hóa bắt đầu xuất hiện từ đầu thế kỷ XX, XXI.

Toàn cầu hóa là khách quan tất yếu không đảo ngược được, gần với hội nhập toàn cầu. Toàn cầu hóa rất khách quan, cùng quá trình với hội nhập toàn cầu nhưng khác nhau hệ quy chiếu, người quan sát. 

Toàn cầu hóa có những ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực. Toàn cầu hóa đi tắt đón đầu là quá trình khách quan, chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa.

  • Các tác động của toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa bị tác động rất lớn. Những thành tựu vĩ đại về khoa học và công nghệ hiện đại giúp con người ngày càng gia tăng mạnh mẽ các cơ hội giao lưu, giao tiếp, đối thoại, làm quen, học hỏi giữa các đại biểu của các nền văn hóa và các cộng đồng văn hóa trên khắp hành tinh. 

Trái đất của chúng ta trở nên bé nhỏ. Toàn cầu hóa dường như đã trở thành một xu thế lịch sử không thể tránh khỏi, lôi cuốn tất cả các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới. Nó giúp cho chúng ta đi nhanh hơn giao lưu học hỏi trên toàn hành tinh…

Toàn cầu hóa là xu thế lịch sử không thể tránh khỏi. Nước tránh là Bắc triều tiên thì không phát triển nhanh. Việt Nam ta tiếp cận rất nhanh, chúng ta là công dân mà khi có hiện tượng trên toàn cầu chúng ta có thể cảm nhận được ngay.

  • Giao tiếp liên văn hóa

Giao tiếp liên văn hóa đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của đời sống xã hội đương đại.

Giao tiếp liên văn hóa chính là sự giao tiếp giữa các nền văn hóa, giữa các cộng đồng văn hóa khác nhau với những phương thức sống và thế giới quan khác nhau: Chính trị, văn hóa, tôn giáo

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, trong thế giới toàn cầu hóa, giao tiếp liên văn hóa trở thành yếu tố tất yếu, không thể tránh được, yếu tố thường nhật trong đời sống xã hội của mọi quốc gia.

Giao tiếp liên văn hóa trở thành lĩnh vực được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu: nhân học, văn hóa học, sử học, xã hội học, tâm lý học, dân tộc học v.v., đặc biệt là triết học liên văn hóa (the intercultural philosophy).

Văn hóa là thiên nhiên thứ 2, có bàn tay của con người (Thiên nhiên thứ 1 chưa có bàn tay con người, thiên nhiên thứ 2 là văn hóa, tất cả các lĩnh vực.) Văn hóa không chỉ nền văn hóa phương đông, phương tây hay nước này nước kia mà thậm chí tất cả các cuộc hôn nhân đều là liên văn hóa. Các cuộc hôn nhân tranh cãi ly dị là hậu quả của văn hóa. 

Văn hóa được hiểu theo cả vi mô và vĩ mô. Xung đột chính trị tôn giáo, các thế giới quan đều liên quan đến giao tiếp liên văn hóa.

2.2. Hiểu liên văn hóa trong triết học Wittgenstein

Liệu người ta có thể hiểu được những người thuộc về một nền văn hóa hay một phương thức sống hoàn toàn xa lạ nói chung hay không? Và nếu có, thì mức độ nào?

Giải pháp của chủ nghĩa tương đối văn hóa (the cultural relativism):

Người ta không thể hiểu được những người thuộc về một nền văn hóa hay phương thức sống xa lạ, bởi vì cách thức tư duy và hành động của họ là hoàn toàn khác về nguyên tắc, không có điểm nào chung với cách thức tư duy và hành động trong nền văn hóa của mình Giải pháp của chủ nghĩa phổ quát văn hóa (the cultural universalism): Việc hiểu liên văn hóa là hoàn toàn có thể thực hiện được, bởi vì con người trong mỗi nền văn hóa đều có chung những nền tảng nhân học phổ quát và bẩm sinh giống nhau

Giải pháp của Wittgenstein hậu kỳ dung hòa các thái cực này: Thừa nhận những tương đồng trong cách tư duy và hành động của con người nói chung trong tất cả các nền văn hóa với tư cách là nền tảng nhân học phổ quát cho các khả năng hiểu liên văn hóa.

Mặt khác, Wittgenstein vẫn ủng hộ việc duy trì tính đa dạng của các nền văn hóa, các thể giới quan văn hóa khác nhau thuộc về các dân tộc trên thế giới và các xã hội đa văn hóa, từ do khẳng định sự khác biệt và ca sự đối lập giữa các thế giới quan văn hóa như là những giới hạn không thể vượt qua cho khả năng hiểu liên văn hóa.

Gặp người châu Phi, châu Âu hay Mỹ thì chúng ta có hiểu được không? Theo Wittgenstein, ai cũng là người chỉ khác nhau tôn giáo. Ông tiếp nhận chủ nghĩa phổ quát văn hóa. Tất nhiên, càng khác biệt càng dễ xung đột. Wittgenstein ủng hộ sự đa dạng văn hóa và ủng hộ sự thống nhất văn hóa.

2.3. Sự không hiểu về văn hóa

Tại sao người ta thường rất khó khăn và trong nhiều trường hợp, thậm chí không thể hiểu nổi những người thuộc về các nền văn hóa khác hay cộng đồng văn hóa khác?

Theo các quan điểm truyền thống và quan điểm thông thường (Đềcáctơ ngôn ngữ tư nhân/the private language): sở dĩ như vậy là do tư duy bên trong của họ là hoàn toàn bí mật dường như được giấu kín trong thân thể và không thể tiếp cận được một cách công khai

Còn theo quan điểm của Wittgenstein hậu kỳ: Chúng ta vẫn có thể biết được ở mức độ nhất định về cảm giác (chẳng hạn cảm giác đau) hay ý nghĩ của người khác thông qua các hành vi công khai (hành vi ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ).

2.3.1. Hiện tượng “mù về văn hóa”

Sự không hiểu biết, không nếm trải, không thực hành các trò chơi ngôn ngữ và các phương thức sống văn hóa cùng với các truyền thống, thói quen, tập quán của nền văn hóa xa lạ ấy.

Theo Wittgenstein: “Giả sử con sư tử biết nói, chúng ta cũng không thể hiểu được nó”

Sự không hiểu về văn hóa có thể là nguyên nhân ban đầu cho khả năng xung đột giữa các phương thức sống văn hóa hay giữa các thế giới quan văn hóa. Con sư tử biết nói mà chúng ta không hiểu, vậy không phải ngôn ngữ biết nói và chúng ta không hiểu văn hóa. 

Mù văn hóa là phải học hỏi, tham gia trò chơi văn hóa khác nhau, phong tục tập tục khác nhau.

2.3.2. Giải pháp khắc phục hiện tượng “mù về văn hóa”

Làm thế nào để khắc phục hiện tượng “mù về văn hóa” hay “không hiểu về văn hóa”?

  • Phải tìm hiểu về nền văn hóa đó cùng với thế giới quan và phương thức sống của nó. Tìm hiểu thông qua internet, hỏi trí tuệ nhân tạo ChatGPT. Phải nghiên cứu một cách cơ bản về nền văn hóa đó
  • Ngôn ngữ là trở ngại lớn chúng ta phải học ngôn ngữ của nền văn hóa đó. Phải học ngôn ngữ của cộng đồng văn hóa đó.
  • Đặc biệt, phải tham gia trực tiếp vào các trò chơi ngôn ngữ và phương thức sống của nó theo phương châm “học bằng thực tế” (“learning by doing”)

2.3.3. Tính khả thi của giải pháp

Giải pháp này là có thể thực hiện được trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi con người đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau – nhờ các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ tin học – có được cơ hội ngày càng lớn để giao lưu, đối thoại, để tham quan, học hỏi trong thực tế, để sống, để trải nghiệm trực tiếp và để có những hiểu biết về các nền văn hóa và các cộng đồng văn hóa khác.

Các cơ hội đó là không giống nhau đối với các dân tộc, các cộng đồng văn hóa, các tầng lớp xã hội khác nhau và đối với các cá nhân khác nhau trong xã hội. Điều này nhấn mạnh hiểu sai về văn hoá và tư duy lấy mình làm trung tâm.

2.4. Sự hiểu sai về văn hóa và kiểu tư duy lấy mình làm trung tâm

2.4.1. Nguyên nhân cơ bản của sự hiểu sai về văn hóa

Một là, cách tư duy chủ quan, khi người ta tìm cách nhận diện, nhận định và hiểu những người đến từ các nền văn hóa khác hay cộng đồng văn hóa khác xuất phát từ lập trường chủ quan của mình, của nền văn hóa minh, tử phương thức sống và thế giới quan của nền văn hóa đó với tư cách là “bộ lọc” của các giá trị văn hóa.

Hai là, sự hiểu sai bắt đầu khi người ta cố gắng nhìn những người xa lạ chỉ bằng “đôi mắt” của chính mình hay của chính cộng đồng văn hóa của mình, tức là chi căn cứ vào các tiêu chí phân biệt đúng sai của cộng đồng văn hóa của mình.

Ví dụ: Người Hồi giáo căm thù những ai ăn con lợn. Nhưng chúng ta quan niệm khác, nó giống như con khác. Phương tây họ ghê tởm những người ăn thịt chó. Nhưng Việt Nam quan niệm chó như các con vật khác. Chúng ta không thể dùng tiêu chí cộng đồng nọ phán xét cho cộng đồng khác.

Một ví dụ khác: Với người Việt Nam khi đi xin việc ở các trường đại học hay công ty nhà nước nếu chúng ta nói về mình nhiều quá thì bị cho là thiếu khiêm tốn. Nhưng phương tây nếu chúng ta đề cao tri thức của mình thì rất được đánh giá cao. 

Chúng ta tỏ ra hiện sinh có nguyên tắc có thể bị loại ngay lập tức nếu chúng ta không hiểu văn hóa.

Ba là, cách thức tư duy của “chủ nghĩa duy ngã văn hóa” (cultural solipsism) hay “thuyết lấy cái tôi làm trung tâm” (the egocentrism).

Bốn là, các đại diện của mỗi nền văn hóa hay cộng đồng văn hóa thường có xu hướng phổ quát hóa phương thức sống của mình, thế giới quan của mình, các giá trị văn hóa của mình và các trò chơi ngôn ngữ của nền văn hóa mình, và biến các tiêu chi phân định của nó về “đúng”. hay “sai”, “phải” hay “trái”, “thiện” hay “ác”, “đẹp” hay “xấu” v.v. thành các tiêu chí chung có tính nhân loại.

Năm là, kiểu suy luận chủ quan theo kiểu lấy cái tôi làm trung tâm. Khi đó, người ta thậm chí cũng không muốn, không cần quan tâm đến các tri thức đầy đủ, chính xác về thế giới quan và hình thức sống của nền văn hóa khác

Wittgenstein viết: “Chúng ta nói về một người, rằng người này là có thể hiểu được đối với chúng ta. Nhưng cái quan trọng đối vật việc xem xét này là ở chỗ, một người có thể là một điều bí ẩn hoàn toàn đối với một người khác. Có thể nhận thấy: Khi người ta đến một nước xa lạ với những truyền thống hoàn toàn xa lạ, kể cả khi người ta nắm được muốn ngữ của nước này, thì người ta vẫn không hiểu con người ở đây (không phải vì người ta không biết họ nói gì với nhau). Chúng ta không thể tìm thấy mình ở trong họ” (Tác phẩm “Những nghiên cứu triết học”).

Nguồn gốc của kiểu tư duy chủ quan, phi đối xứng theo thuyết lấy cái tôi làm trung tâm:

  • Khuynh hướng tự nhiên của con người muốn phổ quát hóa quan điểm của mình và hiểu những người khác theo các tiêu chí của mình và của nền văn hóa mình.
  • Trình độ hiểu liên văn hóa còn bị hạn chế, chưa đủ tầm để có thể đạt được kiểu tư duy khách quan, đối xứng dựa trên đối thoại giữa các nền văn hóa bình đẳng với nhau.
  • Tính phổ biến của kiểu tư duy chủ quan, phi đối xứng theo thuyết lấy các tôi làm trung tâm này

Cuộc đời con người chia làm nhiều giai đoạn: Đầu tiên chúng ta bị trói buộc bởi một nguyên tắc không thoát ra được, không dám từ bỏ, trở thành tù nhân của các nguyên tắc. Giai đoạn 2 đọc nhiều biết nhiều nhìn thấy sự hạn chế, bắt đầu phản tư liên tưởng, chỉ trích. Liên văn hóa cao hơn bắt đầu tìm hiểu văn hóa khác.. Giai đoạn 3 hướng đến công dân toàn cầu, lối sống toàn cầu, tiếp nhận tinh hoa toàn cầu. 

Hậu quả của lối tư duy này là: Tạo ra một bức tranh phiến diện, không đầy đủ, thậm chí sai lầm về căn bản, về các nền văn hóa khác hay các phương thức sống khác.

2.4.2. Kiểu tư duy lấy mình làm trung tâm

Định nghĩa

Kiểu tư duy “lấy mình làm trung tâm ” (the ego-centric way of thinking) là một mô hình tư duy thông thường, trong do người ta xem xét và nhận định về các nền văn hóa khác hay cộng đồng văn hóa khác xuất phát từ lập trưởng của mình, của nền văn hóa minh, từ phương thức sống và thế giới quan của mình và của cộng đồng văn hỏa minh với tư cách là “bộ lọc” văn hóa, tức là chỉ căn cứ vào các tiêu chí phân biệt “đúng” hay sai”, “đẹp” hay xấu”, “thiện” hay “áo” vv, của minh hoặc cộng đồng văn hóa mình.

Khi người ta hỏi con nhím, hoa gì là đẹp nhất, nó trả lời hoa xương rồng. Tức là người ta thường đề cao cái gần giống mình.

Theo kiểu tư duy này, chỉ những gì phù hợp với cái mà bản thân tôi hoặc cộng đồng văn hóa của tôi cho là đúng, thì mới là đúng. Còn những gì khác lạ, không phù hợp với cái bản thân tôi và cộng đồng văn hóa của tôi cho là đúng, thì hẳn là sai.

Lấy mình làm trung tâm thực ra là chủ quan, áp đặt cho người khác. Lấy mình làm chuẩn, cộng đồng của mình làm chuẩn, bắt người khác tuân thủ quan điểm của mình. Đây là xu hướng phổ quát hóa phương thức sống.

Những biểu hiện đa dạng của kiểu tư duy “lấy mình làm trung tâm”:

Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử nhân loại, kiểu tư duy “lấy mình làm trung tâm”, “lấy mình làm chuẩn” ấy ngự trị ở các thành viên của tất cả các cộng đồng văn hóa với những biểu hiện muôn màu muôn vẻ của nó.

Quan điểm lấy Trung Quốc làm trung tâm:

  • Người Trung Quốc – thể hiện kiểu tư duy “lấy mình làm trung tâm” – đã từng thời kỳ tự coi nước mình là trung tâm của thế giới, coi triều đình Trung Hoa là Thiên triều, coi các nước nhỏ hơn chỉ là các nước chư hầu có nghĩa vụ phải thường xuyên công nạp cho Thiên triều, coi các dân tộc khác, các nền văn hóa khác chỉ là “Bắc di”. “Nam di” hay “Tây di”.
  • Họ luôn phổ quát các các giá trị văn hóa của mình như là tấm gương cho các dân tộc khác. Trong đó có thời kỳ họ đã thể hiện kiểu tư duy lấy Trung Quốc làm trung tâm (China-centrism).

Thuyết lấy châu Âu làm trung tâm (Eun-centrism): Coi châu Âu là tâm điểm của văn minh nhân loại, khi họ đề cao, phổ quát hóa các tư tưởng, các giá trị của mình và tiến hành truyền bá chủng cho các dân tộc khác, các nền văn hóa khác, đặc biệt đã thực hiện công cuộc thuộc địa hóa, chinh phục các nước khác dưới chiêu bài khai phá “văn minh”.

Các tôn giáo lớn nhỏ của thế giới (Ki tô giáo, Hồi giáo, Phật giáo…), các học thuyết triết học có ảnh hưởng trong đó có triết học Mác cũng không tránh khỏi lối tư duy này, khi cố gắng truyền bá ảnh hưởng của mình, phổ quát hóa những tư tưởng của mình ở khắp các nước trên thế giới.

Các bộ lạc, các tộc người, các dân tộc khác nhau với các thế giới quan văn hóa đặc thù của họ ở các nước, các châu lục trên thế giới cũng thể hiện lối tư duy này ở các mức độ khác nhau nhằm khẳng định sự tồn tại độc lập của mình, duy trì và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng minh chống lại sự chinh phục của chủ nghĩa thực dân và cường quốc phương Tây.

Cho đến hiện nay, kiểu tư duy “lấy mình làm chuẩn” cũng thường thể hiện trong cuộc sống thường ngày: Trong các gia đình, trong những nhà máy, xí nghiệp, công sở, trong những cơ sở đào tạo và nghiên cứu, ở các vùng nông thôn hay thành thị, ở các cấp địa phương tại nhiều nước trên thế giới v.v., nơi mà một cá nhân nào đó đòi hỏi những người khác trong một mối quan hệ nhất định buộc phải tuân theo những tiêu chí mà người đó cho là “chuẩn mực” là có tính phổ quát. Đặc biệt, kiểu tư duy “lấy mình làm chuẩn” cũng có thể biểu hiện không chỉ ở tầm quốc gia, mà còn ở tầm quốc tế.

2.4.3. Giải pháp khắc phục sự hiểu sai về văn hóa

  • Khắc phục hiện tượng “mù văn hóa”, vượt qua sự không hiểu về văn hóa.
  • Chấm dứt mô hình tư duy chủ quan, phi đối xứng theo thuyết lấy củi tôi làm trung tâm và thay thế bằng mô hình tư duy khách quan, đối xứng và có tính phổ quản, dựa trên của cuộc quát, đối thoại giữa các cộng đồng văn hóa hoàn toàn bình đẳng.
  • Loại bỏ các nguyên nhân về mặt tâm lý, có thể dẫn tới sự hiểu sai về các nền văn hóa khác.
  • Phải đối thoại trên cơ sở bình đẳng, đừng cậy quyền thế, phải nhìn xa trông rộng. Mình chỉ ở vị thế tạm thời.

2.5. Sự khác nhau về nguyên tắc của các thế quan văn hóa giới

Hiểu liên văn hóa đối với các nền văn hóa tương đồng Theo Wittgenstein, ranh giới giữa khả năng hiểu và không hiểu liên văn hóa là tùy thuộc vào mức độ tương đồng và dị biệt của các thế giới quan văn hóa: Các thế giới quan văn hóa gần tương đồng với nhau, thì khả năng hiểu chúng càng dễ dàng. Các thế giới quan văn hóa càng khác biệt, thì cơ hội hiểu được chủng càng khó khăn.

Điều này giải thích tại sao, những người xuất thân từ những nền văn hóa tương đồng, có phương thức sống hay thế giới quan gần gũi với nhau chẳng hạn người Việt Nam, người Trung Quốc, người Hàn quốc thường hiểu nhau dễ hơn là hiểu người châu Âu hay người Mỹ.

2.5.1. Nguyên nhân cơ bản của các cuộc xung đột văn hóa

  • Sự khác nhau về nguyên tắc giữa những nền văn hóa hay giữa những thế giới quan văn hóa chính là nguyên nhân cơ bản sâu xa của các cuộc xung đột văn hóa.
  • Về thực chất, đây là các cuộc xung đột giữa các nguyên tắc không thể dung hợp với nhau. VD: Chủ nghĩa duy vật cho rằng con người từ thế giới vật chất mà ra, còn chủ nghĩa duy tâm cho rằng Chúa là người sinh ra vạn vật, có trước tất cả mọi thứ.

Wittgenstein ủng hộ sự bình đẳng giữa các thế giới quan văn hóa. Theo ông, không thể nói rằng, một nền văn hóa hay một thế giới quan văn hóa, một phương thức sống của một cộng đồng nào đó là đúng hay sai, là khoa học hay không khoa học, là cao hơn hay thấp hơn. 

Một thế giới quan văn hóa không tốt cũng chẳng xấu, không đúng cũng không sai. Thế giới quan văn hóa đơn giản chỉ là kết quả của việc kế thừa qua các thế hệ, kết quả của nền giáo dục của mỗi cộng đồng văn hóa. Tiêu chí phân biệt đúng hay sai chỉ có giá trị trong khuôn khổ của cộng đồng đỏ với tư cách là nền tảng định hướng tư duy và hành động cho tất cả các thành viên của nó. Không nên sử dụng tiêu chỉ của cộng đồng này để phán xét hay chỉ trích công đồng khác.

Wittgenstein cũng ủng hộ tính đa dạng của các nền văn hóa và các phương thức sống văn hóa, Wittgenstein hậu kỳ có xu hướng chống lại sự độc quyền về chân lý của một cộng đồng văn hóa nào đó, đặc biệt là chống lại thuyết lấy châu Âu làm trung tâm.

Trong ý nghĩa đó, cũng chống lại các quan niệm hiện nay đồng nhất toàn cầu hoá với Tây phương hóa. Ông phê phán quan điểm chỉ tiếp thu toàn cầu hóa mỗi phương tây; phê phán, bác bỏ thế giới quan văn hóa khác trên cơ sở mô hình tư duy chủ quan theo thuyết lấy cái tôi làm trung tâm. Ông vận dụng mô hình tư duy chủ quan theo thuyết lấy cái tôi làm trung tâm, tức là chỉ dựa vào các tiêu chỉ của mình hay cộng đồng văn hóa của mình để phê phán các cộng đồng văn hóa khác và bác bỏ các nguyên tắc của họ.

Đây là cao điểm của cuộc xung đột giữa các nguyên tắc chống lại nhau, trong đó đại biểu của một bên coi đại biểu của phía bên kia là ngu xuẩn, bởi vì anh ta có lối tư duy ngu xuẩn, hay là kẻ quái đản, bởi vì ý kiến của anh ta đối nghịch với quan niệm thông thường được mọi người chấp nhận. Mỗi bên tự cho mình là chính thống, là chính nghĩa và coi phía bên kia là tà đạo, là chủ nghĩa hoặc là không bình thường.

“Ở nơi gặp gỡ thực sự của hai nguyên tắc không thể dung hợp nhau, mỗi bên coi phía bên kia là kẻ ngu xuẩn hay kẻ quái đản”. – Wittgenstein, Tác phẩm “Bàn về sự vững tin”.

2.5.2. Các giải pháp cho các cuộc xung đột văn hóa

Giải pháp thứ nhất: Chấp nhận sự tồn tại hòa bình của các nguyên tắc khác nhau hay các thế giới quan văn hóa khác nhau.

  • Chấm dứt việc phổ quát hóa các tiêu chỉ đánh giá của cộng đồng văn hóa minh cũng như chấm dứt việc chỉ trích các cộng đồng văn hóa khác và phương thức sống của họ.
  • Chấm dứt mọi sự cãi vã về sự khác nhau cơ bản giữa các cộng đồng đó, về ưu thế của cộng đồng này so với cộng đồng khác, một khi các bên không thể đạt được một sự đồng thuận với nhau.
  • Tôn trọng và chấp nhận sự lựa chọn các phương thức sống văn hóa khác. không tha chúng là sai, qua cũng làm chỉ là khác với phương thức sống văn hoá của mình.

Giải pháp thứ hai: thuyết phục.

  • Thuyết phục hòa bình: Để thực hiện việc thuyết phục và truyền bá thế giới quan và phương thức sống của mình và của cộng đồng văn hóa mình, người ta thưởng tìm chứng minh tinh dùng đắn của thế giới quan của mình, của cộng đồng văn hóa của mình, đồng thời xem nó như là tiêu chí để phê phán và bác bỏ các thế giới quan khác trong hòa bình.
  • Thuyết phục cưỡng bức: Giải pháp này chỉ phát huy tác dụng trong những điều kiện lịch sử nhất định và đối với bộ phận nhất định của cộng đồng văn hóa khác, bộ phận những người không triệt để bảo vệ các nguyên tắc của cộng đồng văn hóa mình.

Trong tình huống gay cấn của xung đột liên văn hóa giữa hai bên, giải pháp thuyết phục cưỡng bức có thể kèm theo các phương tiện và biện pháp cực đoan, kê cả những hành động bạo lực, quân sự, khủng hổ, thậm chí vận dụng cả chiến tranh hủy diệt từ một phía. VD: Cuộc chiến Ukraine. 

Hậu quả tai hại có thể của thuyết phục cưỡng bức:

  • Bộ phận trung kiên nhất (hay cuồng tín nhất) của phía bên kia sẽ phản ứng lại một cách gay gắt bằng những hành động trả đũa, thậm chí báo thủ để bảo vệ danh dự và các giá trị của các nguyên tắc thế giới quan văn hóa của cộng đồng mình. Cử như vậy, thật không dễ gì có thể thoát ra khỏi vòng xoáy bao lực.
  • Ở quy mô lớn, thuyết phục cưỡng bức, có thể dẫn đến các cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa các nền văn hóa hoặc dẫn đến “sự đụng độ của các nền văn minh” trên phạm vi toàn thế giới như Samuel Huntington đã cảnh báo.
  • Một khi các đại diện của một bên cảm thấy bị “đầu vào chân trừng” và cảm thấy nguy cơ làm có thể hủy INC HIỂU VĂN hóa và phương thức sống của mình, thì họ sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp, kẻ cả những biện pháp khủng bố man rợ để bảo vệ một cách triệt để nhất (hay cuồng tín nhất) nền văn hóa và các giá trị của họ, mà không hề quan tâm hay cân nhắc đến liệu điều đó đúng hay sai, đạo đức hay phi đạo đức, có nhân tình hơn phi nhân tính.
  • Họ sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình cho cái mà họ coi là những mục tiêu thiêng liêng trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng của các nền văn hóa. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay là một trong những minh chứng cho điều này.

Theo thầy Vũ Hảo, giải pháp thuyết phục cưỡng bức như vậy, trong thời đại toàn cầu hóa, trong thời đại của vũ khí hạt nhân hiện nay, là hoàn toàn không thích hợp, không có tác dụng và không thể chấp nhận được, bởi vì giải pháp này chỉ đưa đến hủy diệt, tàn phá, đe dọa sự tồn tại chung của nền văn minh nhân loại.

Giải pháp thứ ba cho các cuộc xung đột văn hóa: hướng đến một thế giới quan phổ quát toàn cầu, trên cơ sở tôn trọng tất cả các nền văn hóa khác nhau và bình đẳng với nhau.

  • Tất yếu diễn ra quá trình thay đổi, chuyển đổi và chấp nhận dần dần của tất cả các thế giới quan và phương thức sống theo hướng tạo ra một thế giới quan văn hóa toàn cầu chung.
  • Thế giới quan toàn cầu này dựa trên cơ sở sự thống nhất trong sự đa dạng của tất cả các nền văn hóa, một sự thống nhất mà không loại trừ sự đa dụng của các nền văn hóa, các thế giới quan văn hóa. Cả Trái đất là 1 quốc gia chống lại sự xâm nhập của các quốc gia hành tinh khác.

Nhận định về toàn cầu hóa:

Toàn cầu hóa không thể là Tây phương hóa. Toàn cầu hóa không thể dựa trên cơ sở sự cưỡng bức hay nuốt chửng của một số nền văn hóa đối với tất cả các nền văn hóa khác. Nó không chấp nhận sự ngạo mạn của một nền văn hóa và sự rẻ rúng các nền văn hóa khác.

Toàn cầu hóa chỉ có thể thực hiện được thông qua giao tiếp liên văn hóa, thông qua đối thoại được thể chế hóa giữa các nền văn hóa khác biệt nhau và bình đẳng với nhau, thông qua chắt lọc những giá trị nhân văn và những tinh hoa được thể hiện trong tất cả các nền văn hóa hay các cộng đồng văn hóa. 

Muốn vậy, các đại biểu của mỗi nền văn hóa, mỗi cộng đồng văn hóa hay thế giới quan văn hóa phải học cách thức tư duy khách quan, đối xứng và phổ quát, chống lại cách thức tư duy chủ quan, phi đối xứng theo kiểu lấy cái tôi làm trung tâm, học cách trở thành công dân thế giới thông qua một nền giáo dục hưởng đến xã hội công dân thế giới.

Việc thiết lập một thế giới quan văn hóa toàn cầu với tư cách là nền tảng phổ quát cho các khả năng hiểu liên văn hóa là quá trình lâu dài, cực kỳ khó khăn và phức tạp.

Quá trình này đòi hỏi nỗ lực của các đại diện của tất cả thế giới quan văn hoá, bởi vì việc thiết lập một thế giới quan văn hóa toàn cầu hiểu theo nghĩa này không diễn ra một cách tự động.

3. Những đóng góp và hạn chế của cách tiếp cận liên văn hóa Wittgenstein

Những đóng góp của Wittgenstein

  • Đặt ra những vấn đề lý luận quan trọng cho giao tiếp liên văn hóa. Là một trong những người đầu tiên đã luận giải một cách cơ bản về cách tiếp cận triết học đối với các nền văn hóa, các cộng đồng văn hóa khác nhau, thậm chí đối lập nhau với thế giới quan của họ.
  • Chỉ ra những nguyên nhân và giải pháp cho các cuộc xung đột dưới giác độ văn hóa và liên văn hóa. Nhiều luận điểm của ông có giá trị và ý nghĩa trong việc lý giải về xung đột văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Wittgenstein đã đặt ra những nền tảng quan trọng cho triết học liên văn hóa đương đại.

Những hạn chế của Wittgenstein

  • Wittgenstein hậu kỳ có xu hướng phân tích sự giao tiếp liên văn hóa, trong đó có xung đột văn hóa thuần tuý chi từ giác độ xã hội, văn hóa và liên văn hóa, chứ không xem xét trong mói quan hệ ràng buộc và không thể tách rời của các yếu tố căn bản khác như yếu tố kinh tế hay yếu tố chính trị.
  • Ông dường như không chú ý đúng mức tới các nguyên nhân khác có thể đứng đằng sau các vấn đề liên văn hóa, đặc biệt đằng sau các cuộc xung đột văn hóa như các lợi ích kinh tế, quyền lực chính trị hay những yêu sách về mặt lãnh thổ,..
  • Wittgenstein đã không thể phân tích một cách chi tiết cơ chế và cách thức biến đổi của các phương thức sống, các thể giới quan của các cộng đồng văn hóa khác nhau dễ đạt được một thế giới quan văn hóa toàn cầu chung với tư cách là cơ sở để hiểu liên văn hóa, vượt qua các vấn đề của giao tiếp liên văn hóa.
  • Việc khắc phục những hạn chế trên của Wittgenstein sẽ mở ra những triển vọng mới cho giao tiếp liên văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa.

Thùy Dương tóm tắt

theo bài giảng của Giáo sư Nguyễn Vũ Hảo trong chuyên đề “Triết học và rèn trí nghĩ”

của chương trình Libero – Giáo dục khai phóng cho mọi người.

Share This Post!