Chào mừng đến với bản tin tháng tư của Libero!

Mùa hè đã bắt đầu đến rồi, chúng tôi rất vui mừng được chia sẻ một số tin tức mới nhất từ ​​Cộng đồng Libero. Từ các buổi học vô cùng thú vị đến sự kiện khai giảng kỳ mới đặc sắc, Cộng đồng Libero đã cùng nhau trải qua một tháng vô cùng sôi nổi. Đừng quên đăng ký nhận bản tin tổng hợp háng tháng của chúng tôi ở ngay bên dưới nhé. Còn bây giờ, hãy ngồi lại, lấy một tách cà phê và cùng bắt đầu nào!

Mở đầu tháng 4, buổi chia sẻ “THƠ LÀ GÌ?” của nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng đã diễn ra trong khuôn khổ chuyên đề Cái đẹp và Cái hữu dụng tại Libero22. Buổi học được tổ chức dưới hình thức hybrid với gần 60 học viên cả off-line lẫn online trên toàn quốc. Các học viên đề say mê nghe và chất vấn, những câu hỏi rất sắc sảo, thông minh. Để rồi sau buổi học, nhiều người vẫn “thòm thèm” được hỏi.

Buổi chia sẻ “Thơ là gì?”

Thơ là gì?

Trả lời cho câu hỏi này, theo bác Hưng là rất khó. Để hình dung về thơ, bác nêu ra một số đặc trưng như sau:

  • đặc trưng đầu tiên của thơ là có tính nhạc
  • thứ hai là cần có thi ảnh
  • thứ ba là tính sáng tạo ngôn ngữ
  • thứ tư, có nhân vật trữ tình

Định nghĩa về thơ rất mông lung, mỗi người làm thơ theo ý thích riêng của người ta. Nhiều khi giờ rất hoang mang không biết đây là thơ không, nhiều bài thơ bị phê phán, chửi rủa nhưng nhiều người lại ca tụng…Chúng ta cần có sáng suốt, dựa vào đặc trưng cơ bản của thơ, một mặt không được giới hạn minh trong những gì quen thuộc, kỳ thị những gì mới lạ.

Vậy thế nào thì là thơ hay?

Thứ nhất, theo cảm quan cá nhân, phụ thuộc tình cảm, tâm trạng của mình, vui đọc bài thơ vui thì thích, buồn thì đọc bài buồn mới thích.

Thứ hai, quan hệ giữa “hiểu” và “cảm”.

Thứ ba, cảm xúc & triết lý.

Thứ tư, là kinh nghiệm đọc thơ …những người thích nhạc phòng trà, bolero, nhạc đình đám…so với nhạc cổ điển thì sao, nhạc cổ điển là tinh hoa…..

Nhà thơ làm thơ như thế nào?

Câu trả lời của bác Hưng rất đơn giản: người ta tức cảnh sinh tình. 

Ví dụ, ngay sau buổi học, một bài thơ đã được sáng tác:

“Làm giáo dục cũng có dăm bảy đường
Có đường tử tế, có đường bát nháo, có đường hoàng tráng, có đường giàu to…
Và có đường ĐẸP.
Hôm nay nhà Libero có một bài giảng Đẹp.
Hôm nay bài giảng “Thơ là gì” trong khuôn khổ chuỗi bài giảng “Cái đẹp và cái hữu dụng” đã đến với mọi người thật đẹp.
Cả học viên lẫn nhà thơ và khách mời đều sướng, đều thấy thơ vẫn ở lại với lòng người, theo một cách mới mẻ, sinh động.
Xin chân thành cảm ơn nhà thơ Hoàng Hưng, cảm ơn toàn bộ đội ngũ hậu cần, cảm ơn các anh chị em học viên Libero22, cựu học viên Libero21 và khách mời đã làm nên một bài giảng đẹp.”
Anh Phạm Hùng Hiệp – một mentor khác của Libero – đnag hào hứng tham gia ngâm thoe cùng bác Hưng.

Tuần tiếp theo trong chuyến hành trình Libero, ngày 8/4/2023, GS Chu Hảo đã có buổi nói chuyện với chủ đề Thiên – Địa – Nhân. Đây là một buổi học trong chuyên đề “Triết lý giáo dục” tại NeoInstruction – một khóa học do Libero thiết kế và đồng tổ chức.

Buổi nói chuyện xoay quanh các nội dung chính như:

  1. Lịch sử Vũ trụ
  2. Lịch sử Trái đất
  3. Lịch sử Con người
  4. Triết thuyết Thiên-Địa-Nhân
Bác Chu Hảo.
Nói về buổi học này, chúng tôi xin phép dẫn lời của anh Cấn Tuấn Anh, học viên NeoInstruction:
“Một buổi học với giáo sư Chu Hảo. Cảm ơn bác đã chia sẻ những kiến thức thật hay về những “triết lý trong cuộc sống”.
Điều con nhớ nhất trong buổi học là 5 điều phải nhớ trong cuộc đời của mỗi con người.
Điều thứ nhất, “trung tâm” – hãy lấy sức khỏe làm trung tâm. Nhớ rằng có sức khỏe sẽ làm được mọi thứ, không sức khỏe chẳng làm được gì cả.
Điều thứ hai, “một chút” – hãy cho bản thân mình được phép “hồ đồ” một chút. Sai rồi mình sửa. Không nên dằn vặt vì những thứ mình làm sai. Hãy nhớ không ai là hoàn hảo cả. Tiếp theo hãy cho bản thân mình được “thoải mái” một chút. Đừng cứng nhắc vì nghĩ mình là tượng đài, phải luôn nghiêm túc, làm tấm gương cho người khác noi theo mà để bản thân mình không được thoải mái.
Điều thứ ba, “quên” – hãy quên đi tuổi tác, quên đi bệnh tật và quên đi mối hận thù của bản thân. Hãy quên những điều này nếu muốn sống thật hạnh phúc với cuộc sống của mình.
Điều thứ tư, “có” – có 1 gia đình hạnh phúc, có những người bạn thật sự, có một ngôi nhà của riêng bản thân và cuối cùng có một cuốn sổ tiết kiệm. Có gia đình hạnh phúc chúng ta hạnh phúc, có những người bạn tốt giúp chúng ta có những người để chia sẻ, động viên để có động lực cố gắng và thậm chí giúp mình trong các công việc được thực hiện nhanh hơn. Chúng ta có thể đi tận hưởng ở những khách sạn 4* 5 * nhưng nơi mà chúng ta cảm thấy an toàn nhất là ngôi nhà của mình. Là chiếc giường thân yêu của mình. Cuốn sổ tiết kiệm chúng ta cần phải có để sau này phòng trừ bệnh tật.
Điều thứ năm, “phải” – phải nói năng lịch sự, lễ phép. Phải luyện tập thể dục cả thể chất và tinh thần, phải biết kể chuyện, biết cười và điều quan trọng nhất là phải biết coi mình là một người bình thường.
Một lần nữa con cảm ơn về những chia sẻ của bác rất nhiều. Chúc bác luôn luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc với cuộc sống của mình ạ.
P/s: bác năm nay đã 83 tuổi rồi nhưng còn rất khoẻ và minh mẫn ạ.”
Các học viên NeoInstruction – Libero chụp ảnh lưu niệm cùng bác Hảo.

Và để khép lại chuỗi sự kiện trong tháng 4 này, Lễ khai giảng kỳ mùa hè của lớp Libero22 đã chính thức được diễn ra vào ngày 23/04/2023 tại văn phòng Agilead Global, công ty mẹ của Viện Libero.

Trước lễ khai giảng kỳ mới, ban cán sự lớp cũng đã có một buổi họp kín để tổng kết kỳ mùa thu, cũng như đưa ra những cải tiến cho kỳ học tiếp theo.

Khai giảng kỳ mùa hè Libero22.
Trong một ngày chủ nhật không thể đẹp trời hơn, Cộng đồng Libero đã cùng nhau đắm chìm trong đại dương âm nhạc với NSƯT Phạm Trường Sơn.
Anh Sơn, một người đậm chất nghệ sĩ trong từng điệu bộ và cử chỉ, đã mang tới cho Libero một góc nhìn mới lạ về âm nhạc cổ điển. Mở đầu với quan điểm từ nước bạn Nhật Bản: “một nước văn minh là một nước nghe nhạc”, anh Sơn đã gợi ý cho các học viên một số cách nghe nhạc cổ điển như:
  • nghe nhạc chủ động, có đầu tư
  • có thiết bị âm thanh tốt, mà hơn hết là nên nghe nhạc sống (hoặc có khi chỉ cần nâng cấp hơn một chút là thay vì nghe qua loa ngoài điện thoại, chúng ta nghe qua tai nghe, hoặc dùng loa xịn)
  • cần một cách tiếp cận nhạc cổ điển đúng đắn
  • nghe nhạc cổ điển phải nghe nhiều lần
Chìa khóa của việc thưởng thức âm nhạc cổ điển là VŨ ĐIỆU CỦA SỰ ĐỒNG CẢM. Khi nghe nhạc, ta cần nắm bắt được sự chuyển động của âm nhạc, nội dung và tính chất âm nhạc, ngôn từ trong âm nhạc, các ẩn dụ tinh tế. Dàn nhạc giao hưởng là một ví dụ rất đẹp cho khả năng truyền cảm của âm nhạc, khi cả trăm con người cùng tập trung năng lượng của mình vào âm nhạc để trao gửi tình cảm của họ cho khán giả.
Anh Sơn khép lại phần trình bày của mình bằng một màn độc tấu violin đầy cảm xúc. 
Màn độc tấu violin của NSƯT Phạm Trường Sơn.

Phần sau của buổi lễ khai giảng là chia sẻ của chủ nhiệm chương trình về chặng đường sắp tới, những quy chế mới được phổ biến từ giáo vụ Thanh Mai, cùng sự quyết tâm của toàn bộ các anh chị học viên Libero.

Bản tin tháng 4 của Libero xin được khép lại tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong bản tin tháng 5 tới!

Duongnt

Share This Post!