Cùng Giám đốc điều hành Google Eric Schmidt thảo luận về sự cần thiết phải đón nhận sự thay đổi, phong cách lãnh đạo và lý do tại sao ông ấy chọn học tại Princeton để thấy được các giá trị của giáo dục khai phóng đối với kĩ sư.

Nguồn: Youtube Princeton University.

“Tôi là Eric Schmidt, khóa 1976 tại Đại học Princeton.

Tôi là một sinh viên chuyên ngành kỹ thuật điện vì thời điểm đó chưa có khoa học máy tính (bây giờ đã có), và tôi hiện là Giám đốc điều hành của Google.

Đối với tôi, dường như mọi người học đại học, sau đó gia nhập các công ty, và ở độ tuổi từ 25 đến 35, họ học được rất nhiều điều. Và rồi đột nhiên, họ muốn mọi thứ không thay đổi. Một điều mới mẻ tất yếu sẽ xuất hiện: một ý tưởng mới, một thời trang mới, một đất nước mới, một cuộc chiến mới, bất cứ điều gì, làm đảo lộn mọi thứ.

Bài học rút ra sau nhiều năm theo dõi thực tế này là quy chuẩn phải thay đổi.

Những gì chúng ta muốn làm, nói đơn giản chúng ta muốn không ngừng sáng tạo lại chính mình. Thật dễ dàng để nói điều đó.

Bạn làm nó như thế nào? Trong trường hợp của chúng tôi, chúng tôi khuyến khích nhân viên dành 20% thời gian của họ để làm bất cứ điều gì họ quan tâm, chứ không phải những gì sếp của họ muốn họ làm việc. Khoảng thời gian đó, hầu hết các sản phẩm mới tuyệt vời của chúng tôi đã đến.

Có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau. Không một phong cách lãnh đạo nào là cách mà các tập đoàn, tổ chức chắc chắn thành công. Bạn sẽ có những nhà lãnh đạo đầy nhiệt huyết, lôi cuốn và vô tổ chức. Bạn sẽ có những nhà lãnh đạo nhàm chán, lý trí và khó tính. Thế nhưng điều thực sự quan trọng đối với một nhà lãnh đạo là cam kết của họ trong việc đi đến câu trả lời đúng và thực hiện nó một cách đúng đắn. Và dù họ đến đó, nếu họ có câu trả lời đúng, mọi người sẽ tôn trọng họ.

Trên đường đi, bạn sẽ có xung đột và bạn có thể giải quyết nó theo nhiều cách khác nhau. Nếu bạn không tìm ra xung đột, bạn sẽ không nổi trội. Bởi vì nếu không có xung đột, ít nhất là các ý tưởng xung đột, bạn sẽ không tìm thấy những ý tưởng ​​tốt nhất.

Khi tôi nghĩ về nơi đi học đại học, mọi người đều cho rằng tôi sẽ đến một trường kỹ thuật, nơi mà những người cùng sở thích với tôi sẽ đến. Nhưng tôi bị thu hút bởi Princeton chính xác bởi vì kỹ thuật không phải là trọng tâm chính của nó. Và tôi tin rằng giá trị của một nền giáo dục biệt nghệ khai phóng nói chung, chỉ học về thế giới và học hỏi về người khác, sẽ giúp đỡ tôi theo một cách nào đó, một cách mà tôi thực sự không biết. Điều đó đã được chứng minh là sự thật rằng các kỹ năng, đặc biệt là trải nghiệm xã hội và tiếp xúc với phần phi kỹ thuật của thế giới khi còn là một người trẻ, đã tạo ra sự khác biệt rất lớn đối với tôi.

Trong trường hợp của tôi, tôi đã gặp một giáo sư lỗi lạc, người khiến tôi quan tâm đến máy tính và khiến tôi quan tâm đến nền tảng của những thứ tôi đã làm sau khi rời Princeton. Vì vậy, sự kết hợp giữa tư duy phản biện và việc bạn có cơ hội tiếp cận tốt với các giáo sư mà bạn thực sự có thể nói chuyện, với tư cách là một người rất rất trẻ đã có tác động rất lớn đến tôi.

Tên tôi là Eric Schmidt, và tôi là Kỹ sư Princeton.”

Share This Post!