Là con người tức là được ban cho thiên hướng triết lý. Ở một mức nào đó, tất cả chúng ta đều tham gia vào tư duy triết học trong cuộc sống hàng này của mình. thừa nhận điều này không thì chưa đủ. Ta cũng cần tìm hiểu tại sao chuyện này lại như vậy và vấn đề quan trọng của triết học là gì. Câu trả lời, nói ngắn gọn, là các ý niệm. Nói bằng cụm từ thì đó là những ý niệm lớn – những ý niệm cơ bản và không thể thiếu cho việc hiểu biết bản thân, hiểu xã hội của chúng ta, và thế giới mà chúng ta đang sống. Những ý niệm này tạo thành từ vựng cho tư tưởng của mỗi người. Không giống như các khái niệm của các ngành khoa học chuyên biệt, những từ được gọi là ý niệm lớn đều là những từ của cách ăn nói bình thường, hằng ngày. Chúng không nằm trong biệt ngữ riêng của một nhánh tri thức chuyên biệt. Mọi người đều sử dụng chúng trong cuộc trò chuyện bình thường. Nhưng mọi người không hiểu chúng đến mức họ có thể hiểu, và mọi người cũng không suy nghĩ đầy đủ về các câu hỏi do Ý niệm lớn này gợi ra. Suy nghĩ đến lúc tìm được các giải quyết nào đó cho các câu trả lời mâu thuẫn nhau quanh những câu hỏi này chính là suy tư triết lý.” – MORTIMER J. ADLER

Tác giả Mortimer Jerome Adler (1902 – 2001) là triết gia, nhà giáo dục, tác gia nổi tiếng người Mỹ. Tạp chí Time gọi Mortimer J. Adler là “triết gia của mọi người”. Trong cuốn sách này Adler nghiên cứu các câu hỏi lớn mà mọi người sẽ suy tư trong suốt cuộc đời minh, chẳng hạn “Triết học có tiến bộ không?” “Tình yêu là gì?”, và “Thiện hảo nghĩa là gì?” Từ kiến thức văn rộng lớn của mình về văn học, lịch sưu, và triết học phương Tây, tác giả đào sâu ý nghĩa bản chất của dân chủ, luật pháp, xúc cảm, ngôn ngữ, chân lý, và các khái niệm trừu tượng khác dưới ánh sáng của hơn hai ngàn năm văn minh và diễn ngôn phương Tây. Những tiểu luận của Adler là sự chưng cất xuất sắc và đầy suy tư từ Những Ý niệm Lớn của Tư tưởng Tây phương.

Cuốn sách gồm 52 chương là bản chép lại có chỉnh sửa từ nội dung chương trình truyền hình kinh điển The Great Ideas [Những ý niệm lớn] do Giáo sư Adler phụ trách. Điểm qua tiêu đề của 52 chương trong cuốn sách này: (1) Suy nghĩ về chân lý/sự thật; (2) Nghĩ về thường kiến như thế nào?; (3) Sự khác biệt giữa tri thức và thường kiến; (4) Thường kiến và tự do của con người; (5) Ý kiến và quy tắc đa số; (6) Cách suy nghĩ về con người; (7) Con người khác biệt như thế nào?; (8) Thuyết Darwin về nguồn gốc con người; (9) Câu trả lời cho Darwin; (10) Sự độc đáo của con người; (11) Nghĩ thế nào về xúc cảm; (12) Nghĩ về tình yêu như thế nào; (13) Tình yêu như tình bạn: Một thế giới không có tình dục; (14) Tình yêu nhục dục; (15) Tính đạo đức của tính yêu; (16) Suy tư về tốt và xấu; (17) Suy tư về cái đẹp; (18) Suy tư về tự do; (19) Cách nghĩ về việc học; (20) Tuổi trẻ là rào cản cho việc học; (21) Cách đọc sách; (22) Nghệ thuật trò chuyện; (23) Cách xem truyền hình; (24) Nghĩ về biệt nghệ; (25) Các loại biệt nghệ; (26) Biệt nghệ tinh tế; (27) Sự thiện hảo của biệt nghệ; (28) Cách nghĩ về công bằng; (29) Cách nghĩ về sự trừng phạt; (30) Cách nghĩ về ngôn ngữ; (31) Các nghĩ về công việc; (32) Công việc, vui chơi và sinh hoạt lúc rảnh; (33) Phẩm giá của mọi loại công việc; (34) Công việc và sinh hoạt lúc rảnh xưa và nay; (35) Công việc, sinh hoạt lúc rảnh và giáo dục khai phóng; (36) Suy nghĩ về luật; (37) Các loại luật; (38) Về hình thành luật; (39) Tính công bằng của luật; (40) Cách nghĩ về chính quyền; (41) Bản chất của chính quyền; (42) Những quyền lực của chính quyền; (43) Hình thức chính quyền tốt nhất; (44) Cách suy nghĩ về dân chủ; (45) Cách nghĩ về thay đổi; (46) Cách nghĩ về tiến bộ; (47) Cách nghĩ về chiến tranh và hoà bình; (48) Cách nghĩ về triết học; (49) Triết học khác khoa học và tôn giáo như thế nào; (50) Những vẫn đề triết học chưa giải quyết được; (51) Triết học có thể tiến bộ như thế nào?; (52) Nghĩ về Thượng đế. Tác giả Adler đã chọn ra 25 ý trong danh sách 103 ý niệm lớn để thảo luận trong chương trình – cuốn sách này bao gồm: Biệt nghệ, Cái đẹp, Cảm xúc, Chân lý, Chiến tranh và Hoà hình, Chính quyền, Con người, Công bằng, Dân chủ, Giáo dục (Học tập), Hạnh phúc, Luật, Ngôn ngữ, Thay đổi, Thượng đế, Thường kiến/Ý kiến, Tiến bộ, Tiến hoá, Tốt và Xấu, Tri thức, Triết học, Tự do (Quyền tự do). Danh sách đầy đủ 103 ý niệm Từng ý niệm được tác giả liệt kê trong cuốn sách này. Những ý niệm được tác giả đề cập đến trong chương trình – cuốn sách này có khi nằm ở một chương cụ thể nào đó, có khi lại dàn trải ở vài chương, và thậm chí bao hàm ở tất cả các chương của cuốn sách, điều này được thể hiện ngay từ tiêu đề của 52 chương mà chúng ta đã điểm qua, cụ thể cần đọc và cùng suy ngẫm ở từng chương.

Khi đọc cuốn sách này, tôi thật sự suy tư rất nhiều bên cạnh việc thu nạp ý nghĩa của những từ vựng triết lý vốn gần gũi, đời thường; tưởng tượng ra những cuộc đối thoại và tâm trí cũng tham gia vào cuộc bàn luận bao gồm cả phản biện ý kiến của tác giả.

Tác giả Adler giới thiệu rằng cuốn sách này muốn làm được nhiều hơn việc cung cấp một hướng dẫn trong tiến trình suy tư triết lý mà cố gắng để mang đến ba kết quả cho người đọc: Thứ nhất, cung cấp một hiểu biết chắc chắn hơn về các ý nghĩa khác nhau của từ ngữ sử dụng khi nói về ý niệm; Thứ hai, việc phân định từng ý niệm sẽ giúp ý thức hơn bình thường về những câu hỏi hoặc vấn đề không thể tránh né nếu muốn suy nghĩ thêm một chút về ý niệm – những ý niệm cơ bản, những ý niệm mà con người đã tranh luận với nhau qua bao thế kỷ; Thứ ba, trong việc xem xét từng ý niệm, chúng ta dần đi đến việc xem xét các ý niệm khác. Tác giả kỳ vọng ai cũng làm được việc này một cách vô thức hoặc có ý thức và tin rằng cuốn sách sẽ hữu ích cho tất cả những ai muốn làm việc đó tốt hơn một chút. 

-Zz-

Share This Post!