“Ngay từ lần xuất bản đầu tiên năm 1940, đã được đánh giá là cuốn sách hướng dẫn độc hiểu lý thú và hiệu quả nhất dành cho đọc giả phổ thông. Cuốn sách đã nhanh chóng trở thành một tác phẩm kinh điển về cách đọc sách thông minh.
Cuốn sách giúp bạn khám phá và lĩnh hội các cấp độ đọc khác nhau, từ đọc sơ cấp, đọc lướt có hệ thống đến đọc kiểm soát và đọc siêu tốc. Bạn có thể áp dụng các cấp độ này cho việc phân loại, chụp X-quang hay phê bình sách, tuỳ theo nhu cầu và mục đích của mình. Nhờ các kỹ năng đọc được hệ thống ở đây, bạn sẽ biết cách tiếp cận và nắm bắt tất cả các loại văn bản, dù đó là sách thực hành, khoa học, toán học, triết học, lịch sử hay các tác phẩm văn học.
Cuốn sách thúc đẩy chúng ta trở thành độc giả say mê. Cuốn sách là người bạn đường không thể thiếu của mỗi người trên hành trình đối thoại để học hỏi, khám phá, tu thân và trưởng thành, như Decartes từng nói: “Đọc sách là được trò chuyện với những người thành đạt nhất của các thế kỷ đã qua”.
(Lời giới thiệu sách của Nhà xuất bản)

Về tác giả Mortimer J. Adler và Charles Van Doren

MORTIMER J. ADLER là Tiến sĩ triết học và nhà giáo dục nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học danh tiếng. Ông cố gắng mang triết học đến quảng đại quần chúng, nhiều cuốn sách của ông trở thành bestseller.

CHARLES VAN DOREN sinh ra trong gia đình có truyền thống văn học – nghệ thuật. Ông tốt nghiệp cử nhân Nghệ thuật tự do tại Đại học St. John, lấy bằng thạc sĩ Vật lý học thiên thể và Tiến sĩ Anh ngữ tại Đại học Columbia.

Cuốn sách Phương pháp đọc sách hiệu quả – How to read a book gồm 4 phần với 21 chương

  • PHẦN 1. CÁC PHƯƠNG DIỆN ĐỌC SÁCH
    1. Đọc sách và nghệ thuật đọc sách
    2. Các cấp độ đọc
    3. Cấp độ đọc đầu tiên – Đọc sơ cấp
    4. Cấp độ đọc thứ hai – Đọc kiểm soát
    5. Cách trở thành một độc giả yêu cầu cao
  • PHẦN 2. CẤP ĐỘ ĐỌC THỨ BA – ĐỌC PHÂN TÍCH
    1. Phân loại một cuốn sách
    2. “Chụp X-quang” một cuốn sách
    3. Thống nhất các thuật ngữ với tác giả
    4. Xác định thông điệp của tác giả
    5. Đưa ra những lời phê bình hợp lý
    6. Đồng ý hay phản đối với tác giả
    7. Những phương tiện trợ giúp việc đọc
  • PHẦN 3. TIẾP CẬN NHỮNG THỂ LOẠI SÁCH KHÁC NHAU
    1. Đọc sách thực hành
    2. Đọc tác phẩm văn học giả tưởng
    3. Những gợi ý khi đọc truyện, kịch và thơ
    4. Đọc tác phẩm lịch sử
    5. Đọc sách khoa học và toán học
    6. Đọc sách triết học
    7. Đọc sách khoa học xã hội
  • PHẦN 4. MỤC ĐÍCH CAO NHẤT CỦA VIỆC ĐỌC SÁCH
    1. Cấp độ đọc thứ tư – Đọc đồng chủ đề
    2. Đọc sách và sự phát triển trí tuệ

Cuốn sách phân tích và hướng dẫn thực hiện đọc sách theo bốn cấp độ: (1) Đọc sơ cấp; (2) Đọc kiểm soát; (3) Đọc phân tích; (4) Đọc đồng chủ đề. Trong nội dung về đọc kiểm soát, tác giả nêu lên 11 quy tắc cụ thể cho việc đọc. Tác giả đưa ra các hướng dẫn cụ thể với từng thể loại sách, các cách tương tác với sách sao cho hiệu quả. Bên cạnh đó là những lời khuyên hữu ích giúp bạn đạt được tri thức sâu sắc thông qua các cuộc hội thoại với tác giả.

Nếu có một hướng dẫn mang tên “hướng dẫn đọc sách phương pháp đọc sách hiệu quả” thì thoạt đầu nghe thật lủng củng, nhưng quả thực nên có. Bạn hãy cứ đọc cuốn sách này lần đầu tiên như cách bạn vẫn thường đọc sách thông thường. Tiếp theo hãy thử điều chỉnh cách đọc của mình như hướng dẫn của tác giả ở phần mà bạn đọc được. Tiếp theo là thực hành đọc cuốn sách này theo đúng các hướng dẫn của tác giả. Cuối cùng, hãy sử dụng cuốn sách như một tài liệu tra cứu kỹ năng, khi cần bạn có thể mở ra bất cứ lúc nào để biết mình cần làm gì với những cuốn sách tiếp theo.

Trong quá trình đọc cuốn sách này, bạn sẽ nhận ra được mình đang ở cấp độ nào trong bốn cấp độ mà tác giả đưa giả, và ở đó bạn có thể rèn luyện và nâng cao khả năng đọc sách của bản thân để trở thành một độc giả trưởng thành với những tri thức sâu sắc.

  • Tóm tắt bốn cấp độ đọc sách
    • Cấp độ đầu tiên – Đọc sơ cấp
      • Giai đoạn 1: Sẵn sàng đọc (chuẩn bị)
      • Giai đoạn 2: Nắm bắt từ vựng
      • Giai đoạn 3: Nắm bắt ngữ cảnh
      • Giai đoạn 4: Trở thành độc giải trưởng thành
    • Cấp độ đọc thứ hai – Đọc kiểm soát
      • Giai đoạn 1 – Đọc kiểm soát I: Đọc lướt có hệ thống hay chuẩn bị đọc
      • Giai đoạn 2 – Đọc kiểm soát II: Đọc bề mặt
    • Cấp độ đọc thứ ba – Đọc phân tích
      • Giai đoạn 1
        • Quy tắc 1: Phân loại sách theo thể loại và chủ đề.
        • Quy tắc 2: Diễn đạt nội dung chính của toàn bộ cuốn sách một cách ngắn gọn nhất.
        • Quy tắc 3: Liệt kê những phần chính theo thứ tự và mối quan hệ: lập đề cương cho những phần này như đã lập cho toàn bộ tác phẩm.
        • Quy tắc 4: Xác định một hoặc nhiều vấn đề mà tác giả đang tìm cách giải quyết.
      • Giai đoạn 2
        • Quy tắc 5: Thống nhất thuật ngữ với tác giả bằng cách phân tích các từ khoá.
        • Quy tắc 6: Nắm bắt những nhận định chủ chốt của tác giả trên cơ sở xem xét những câu quan trọng nhất.
        • Quy tắc 7: Xác định lập luận của tác giả bằng cách tìm ra chứng hoặc xây dựng lập luận từ các chuỗi câu.
        • Quy tắc 8: Xác định các vấn đề tác giả đã giải quyết, các vấn đề chưa được giải quyết, tìm hiểu xem tác giả có nhận thức được thất bại của mình hay không.
        • Quy tắc 9: Bạn cần nói chắc chắn rằng “tôi hiểu” trước khi nói “tôi tán thành” hoặc “tôi phản đối” hay “tôi tạm thời chưa đưa ra nhận xét”.
        • Quy tắc 10: Khi bạn phản đổi, hãy phản đối một cách hợp lý.
        • Quy tắc 11: Tôn trọng sự khác nhau giữa kiến thức và quan điểm cá nhân bằng cách đưa ra những lý do giải thích cho đánh giá phê bình của bạn.
      • Giai đoạn 3 – các quy tắc phê bình một cuốn sách theo khía cạnh truyền đạt kiến thức
        • Những quy ước chung về các quy tắc xã giao
            1. Chỉ bắt đầu phê bình khi bạn đã hoàn thành quá trình lập dàn ý và hiểu được nội dung của cuốn sách. (Đừng bao giờ nói đồng ý, không đồng ý hay trì hoãn đánh giá của mình cho tới khi bạn có thể nói “Tôi hiểu”.
            1. Không nên thể hiện sự bất đồng theo kiểu lý sự hoặc cãi vã.
            1. Hãy thể hiện rằng bạn nhận thức được sự khác nhau giữa kiến thức thật sự và ý kiến cá nhân bằng cách đưa ra những lập luận tốt cho mọi đánh giá phê bình của bạn.
        • Các tiêu chí đặc biệt về các điểm phê phán
            1. Chứng minh khía cạnh tác giả không cung cấp đủ thông tin.
            1. Chứng minh khía cạnh tác giả cung cấp thông tin sai.
            1. Chứng minh khía cạnh tác giả thiếu logic.
            1. Chỉ ra khía cạnh phân tích và giải thích chưa hoàn chỉnh của tác giả.
    • Cấp độ đọc thứ tư – Đọc đồng chủ đề
      • Bước 1: Tìm những phần có liên quan
      • Bước 2: Đưa tác giả đến với thuật ngữ
      • Bước 3: Giải quyết mọi thắc mắc
      • Bước 4: Xác định vấn đề
      • Bước 5: Cuộc phân tích thảo luận

-Zz-

Share This Post!