libero DMCA.com Protection Status
Loading Sự kiện

I. GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ

1. Chuyên đề: Đi tìm Việt Nam(s) giữa các thế giới
2. Thời lượng: 4 buổi
Bài 1. Lịch sử, quyền lực của quá khứ và cuộc cạnh tranh bản sắc: nhìn từ Việt Nam.
Bài 2. Sự ra đời của Việt Nam
Bài 3. Sự trưởng thành của Việt Nam
Bài 4. Người, tiếng, chữ, tâm lý, bản sắc Việt Nam: Sử học và Văn hóa học ứng dụng

3. Người hướng dẫn: TS. Vũ Đức Liêm, HNUE

4. Mục tiêu

  • Hiểu được các diễn ngôn, sức mạnh của câu chuyện về lịch sử, văn hóa. Tại sao lịch sử, văn hóa, bản sắc của các xã hội luôn là vấn đề “nóng”? Hiểu thêm một số vấn đề đơn giản của kỹ thuật bếp núc, hậu trường của các sử gia.
  • Nắm được sơ lược quá trình hình thành dân tộc Việt Nam và những bước ngoặt chuyển đổi bản sắc của lịch sử dân tộc: từ đầu tới thế kỷ XXI.
  • Hiểu được các thành tố văn hóa, bản sắc của Việt Nam: chúng đến từ đâu, chúng được định hình như thế nào, chúng được thực hành và được sử dụng ra sao? Chúng đang tác động như thế nào đến chúng ta?
  • Sử học ứng dụng và văn hóa học ứng dụng: Vận dụng hiểu biết về lịch sử, văn hóa, bản sắc, tâm lí… “Việt Nam(s)” trong cuộc sống và tương tác với các hình thái tư duy phi-ViệtNam.

II. HỌC LIỆU
Đọc chính

  • Lịch sử Việt Nam, Lê Thành Khôi
  • Tâm lí dân tộc An Nam, Paul Giran
  • Việt Nam và mô hình Trung Quốc, Alexander Woodside.
  • Việt Nam văn hoá sử cương, Đào Duy Anh.

Đọc thêm

  • Một thức nhận về văn hóa Việt Nam, Phan Ngọc
  • Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Quốc Vượng…
  • NgoBac (gio-o.com): http://gio-o.com/NgoBac.html

Nâng cao

  • Hà Văn Tấn, Một số vấn đề lý luận sử học
  • Tạ Chí Đại Trường, Thần, Người và Đất Việt.

Giải trí:

  • Vũ Đức Liêm: Vũ Đức Liêm, Author at Tạp chí Tia sáng (tiasang.com.vn)https://tiasang.com.vn/author/vu-duc-liem-62/
  • (38) Vu Duc Liem | University of Hamburg – Academia.eduhttps://uni-hamburg.academia.edu/LiemVu

Cách học:

  • Đọc sách có phản biện “Tận tín ư thư bất như vô thư” (Tin hoàn toàn vào sách thì thà đừng có sách còn hơn, Mạnh Tử).
  • Thảo luận dưới sự điều phối của người hướng dẫn.
  • Làm bài luận và thảo luận cuối môn.
Go to Top